Công thức tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật? Học sinh lớp 5 cần tính được diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật?
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là gì? Công thức tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật?
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Để tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy. Stp = Sxq + Sđáy × 2 = (a + b) x 2 x h + (2 x a x b) |
Trong đó:
a: chiều dài
b: chiều rộng
h: chiều cao
Stp: Diện tích toàn phần
Sxq: Diện tích xung quanh
Sđáy: Diện tích đáy
Công thức tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật? Học sinh lớp 5 cần tính được diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 5 cần tính được diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 5 như sau:
- Nhận biết được hình thang, đường tròn, một số loại hình tam giác như tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều.
- Nhận biết được hình khai triển của hình lập phương, hình hộp chữ nhật và hình trụ.
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo thể tích (cm3, dm3, m3) và số đo thời gian.
- Tính được diện tích hình tam giác, hình thang.
- Tính được chu vi và diện tích hình tròn.
- Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Thực hiện được việc ước lượng thể tích trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: thể tích của hộp phấn viết bảng,...).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo thể tích, dung tích, thời gian.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán liên quan đến chuyển động đều (tìm vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động đều).
Như vậy, một trong những yêu cầu cần đạt về môn Toán đối với học sinh lớp 5 là cần phải tính được diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 và Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu và yêu cầu về nội dung, phương pháp của giáo dục phổ thông như sau:
Mục tiêu:
- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
- Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
- Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
+ Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
+ Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
+ Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
- Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Nghị định 26 2025 về chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước? Nghị định 26 thay thế Nghị định 102 2022?
- Nguyên tắc sáp nhập tỉnh? Ai có thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh và đặt tên, đổi tên tỉnh thành?
- Quy chế thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia Hà Nội? Quy chế thi đánh giá năng lực 2025?
- Số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính cấp huyện, xã để sắp xếp lấy từ đâu theo quy định?
- Thông tư số 10/2025/TT-BQP quy định về việc kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan và hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý