Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có được giao cho người khác thực hiện thay công việc hay không?
Kiểm toán nhà nước được sử dụng cộng tác viên để tư vấn chuyên môn những công việc nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 thì Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên để tư vấn chuyên môn về các công việc (khi cần thiết) sau đây:
- Tư vấn chuyên môn trong việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn kiểm toán;
- Tư vấn trong công tác chuẩn bị kiểm toán: Thuyết trình về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý và những bất cập, hạn chế trong thực tế liên quan đến nội dung kiểm toán; khảo sát, thu thập thông tin; xác định trọng tâm, trọng yếu, rủi ro kiểm toán, nội dung và phương pháp kiểm toán; xây dựng các tiêu chí kiểm toán,...;
- Tư vấn chuyên môn trong quá trình thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán;
- Tư vấn chuyên môn trong quá trình kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, trả lời khiếu nại, giải quyết khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có được giao cho người khác thực hiện thay công việc hay không? (Hình từ Internet)
Kiểm toán nhà nước có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với cộng tác viên khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 về quyền hạn của Kiểm toán nhà nước như sau:
Quyền hạn và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước
1. Quyền hạn
Quyền hạn và nghĩa vụ của Kiểm toán nhà nước
1. Quyền hạn
a) Yêu cầu cộng tác viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo các cam kết trong hợp đồng và quy định của Quy chế này;
b) Có quyền chấm dứt hợp đồng đối với cộng tác viên nếu cộng tác viên vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm cam kết theo hợp đồng đã ký giữa hai bên;
c) Yêu cầu bồi thường trong trường hợp cộng tác viên gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán, đơn vị, cá nhân có liên quan và cho Kiểm toán nhà nước;
d) Khởi kiện cộng tác viên khi vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các điều khoản hợp đồng, kiểm soát chất lượng kiểm toán theo Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng.
...
Như vậy, trường hợp cộng tác viên Kiểm toán nhà nước vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm cam kết theo hợp đồng đã ký giữa hai bên thì Kiểm toán nhà nước được quyền chấm dứt hợp đồng đối với cộng tác viên.
Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước có được giao cho người khác thực hiện thay công việc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Chỉ sử dụng cộng tác viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Quy chế này. Việc sử dụng cộng tác viên được thực hiện thông qua hợp đồng thực hiện nhiệm vụ bằng văn bản.
2. Việc sử dụng cộng tác viên là cá nhân hoặc tổ chức ngoài nước chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Cộng tác viên trong nước không đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;
b) Theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
c) Theo quy định của các thỏa thuận quốc tế mà Kiểm toán nhà nước ký kết hoặc tham gia.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, cộng tác viên phải tuân thủ các quy định theo hợp đồng đã ký với Kiểm toán nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan; không được giao cho người khác, tổ chức khác thực hiện thay công việc nếu không được sự đồng ý của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp cộng tác viên là thành viên Đoàn kiểm toán, phải tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
4. Cộng tác viên phải bảo đảm nguyên tắc bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và các quy định của Kiểm toán nhà nước về bảo mật thông tin.
5. Cộng tác viên chịu trách nhiệm trước Kiểm toán nhà nước và pháp luật về tính đầy đủ, khách quan, trung thực, hợp pháp của số liệu, tài liệu, kết quả và kết luận đối với nội dung, công việc được thực hiện theo hợp đồng đã cung cấp cho Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước quyết định việc sử dụng số liệu, tài liệu kết quả và kết luận của cộng tác viên theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước không được giao cho người khác, tổ chức khác thực hiện thay công việc nếu không được sự đồng ý của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể dùng phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh tăng lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động không?
- Nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thì ngày đã nộp thuế xác định là ngày nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?