Công tác thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Có được phép thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hay không?
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cũ để đầu tư xây dựng tài hạ tầng thủy lợi mới theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không sử dụng được theo công năng của tài sản;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có thể được thanh lý. Những trường hợp được phép thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi bao gồm:
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
- Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cũ để đầu tư xây dựng tài hạ tầng thủy lợi mới theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không sử dụng được theo công năng của tài sản;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định việc thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi?
Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
...
2. Thẩm quyền quyết định:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý.
Ngoài ra, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của mình.
Công tác thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 29 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
...
4. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh lý, gửi cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:
- Văn bản đề nghị thanh lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý) theo Mẫu số 06/TSTL-DM ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng công trình đối với tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa: 01 bản sao;
- Hồ sơ, tài liệu khác liên quan: 01 bản sao.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, ban hành quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Nội dung chủ yếu của Quyết định gồm:
- Tên cơ quan được giao quản lý tài sản;
- Danh mục tài sản thanh lý (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý);
- Hình thức thanh lý;
- Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thanh lý của cấp có thẩm quyền; cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Việc thanh toán tiền mua tài sản (nếu có) và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định này;
đ) Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm, báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, công tác thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Cơ quan được giao quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh lý, gửi cấp có thẩm quyền quyết định việc thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:
- Văn bản đề nghị thanh lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý) theo Mẫu số 06/TSTL-DM ban hành kèm theo Nghị định 129/2017/NĐ-CP: 01 bản chính;
Danh mục tài sản đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng công trình đối với tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa: 01 bản sao;
- Hồ sơ, tài liệu khác liên quan: 01 bản sao.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cấp có thẩm quyền quyết định việc thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi xem xét, ban hành quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Nội dung chủ yếu của Quyết định gồm:
- Tên cơ quan được giao quản lý tài sản;
- Danh mục tài sản thanh lý (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý);
- Hình thức thanh lý;
- Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thanh lý của cấp có thẩm quyền; cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 129/2017/NĐ-CP;
Việc thanh toán tiền mua tài sản (nếu có) và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo Nghị định 129/2017/NĐ-CP;
Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm, báo cáo kê khai biến động tài sản theo Nghị định 129/2017/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?