Công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển là gì? Nguyên tắc phối hợp ra sao? Công tác phối hợp thế nào?
Công tác phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trên biển là gì?
Căn cứ theo Mục 3 Chương I Định mức kinh tế - kỹ thuật về Công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy tìm kiếm, cứu nạn; công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển Ban hành kèm theo Thông tư 04/2025/TT-BGTVT có quy định rằng:
Giải thích từ ngữ
Trong Định mức này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Tìm kiếm, cứu nạn: được viết tắt là TKCN.
...
- Công tác phối hợp TKCN trên biển là việc sử dụng các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí người, phương tiện bị nạn và cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
...
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu Công tác phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trên biển là việc sử dụng các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí người, phương tiện bị nạn và cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
Công tác phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trên biển là gì? (Hình từ internet)
Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trên biển được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg có quy định rằng:
Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển
1. Phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
2. Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc.
3. Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.
4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
5. Đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nguyên tắc phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trên biển được quy định như sau:
- Phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
- Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc.
- Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Ngoài ra, việc thực hiện nguyên tắc phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trên biển còn phải đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Công tác phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trên biển được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Chương II Định mức kinh tế - kỹ thuật về Công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy tìm kiếm, cứu nạn; công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển Ban hành kèm theo Thông tư 04/2025/TT-BGTVT có quy định:
Quy trình phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển
2.1. Công tác phối hợp TKCN trên biển
Công tác phối hợp TKCN trên biển thực hiện như sau:
- Chuẩn bị máy: Khởi động động cơ máy chính, máy phát điện, các trang thiết bị hàng hải và các trang thiết bị khác;
- Ma nơ rời cầu;
- Hành trình chạy trong luồng và trên biển đến vị trí tàu, người bị nạn;
- Tiến hành hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển:
+ Hành trình ở chế độ đặc biệt (nếu có);
+ Hành trình tìm kiếm mục tiêu;
+ Ma nơ: tiếp cận mục tiêu;
+ Hạ xuồng cấp cứu, tiếp cận tàu, người bị nạn;
+ Xuồng cấp cứu đưa người bị nạn về vị trí an toàn (tàu hoặc bờ);
- Hành trình chạy trên biển và trong luồng từ vị trí tàu, người bị nạn về cầu cảng;
- Ma nơ cập cầu;
- Kiểm tra, tắt máy.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì Quy trình phối hợp tìm kiếm và cứu nạn trên biển được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị máy: Khởi động động cơ máy chính, máy phát điện, các trang thiết bị hàng hải và các trang thiết bị khác
- Ma nơ rời cầu
- Hành trình chạy trong luồng và trên biển đến vị trí tàu, người bị nạn
- Tiến hành hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển
+ Hành trình ở chế độ đặc biệt (nếu có)
+ Hành trình tìm kiếm mục tiêu
+ Ma nơ: tiếp cận mục tiêu
+ Hạ xuồng cấp cứu, tiếp cận tàu, người bị nạn
+ Xuồng cấp cứu đưa người bị nạn về vị trí an toàn (tàu hoặc bờ)
- Hành trình chạy trên biển và trong luồng từ vị trí tàu, người bị nạn về cầu cảng
- Ma nơ cập cầu
- Kiểm tra, tắt máy.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội Sản xuất hàng giả là thực phẩm khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự mới nhất đi tù bao nhiêu năm?
- Phép lặp là gì? Ví dụ về phép lặp từ ngữ? Chương trình giáo dục phổ thông có cần thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông không?
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài chính quy định nội dung gì? Kỳ báo cáo thống kê ngành tài chính được quy định thế nào?
- Điều 198 Bộ luật Hình sự quy định về tội gì? Tội lừa dối khách hàng có thể đi tù bao nhiêu năm?
- Cha mẹ muốn ủy quyền giám hộ con chưa thành niên cho anh em ruột của mình thì có được hay không?