Công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những hoạt động nào? Việc quản lý công tác điều ước quốc tế được quy định thế nào?
Công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 54/2021/TT-BCA về công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân như sau:
Công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân là hoạt động có liên quan đến việc ký kết, bao lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Theo quy định trên, công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những hoạt động có liên quan đến việc ký kết, bao lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Điều ước quốc tế trong Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Điều ước quốc tế trong Công an nhân dân được ký kết và thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 54/2021/TT-BCA quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân như sau:
Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân
1. Bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
2. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Điều 3 của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020.
3. Tạo cơ sở pháp lý hợp tác quốc tế bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4. Tuân thủ trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề xuất ký kết và thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016; đề xuất ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế năm 2020 và các quy định của Thông tư này.
5. Việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế phải căn cứ khả năng và nguồn lực của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả.
Theo đó, việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong Công an nhân dân dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Việc quản lý công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 54/2021/TT-BCA quy định về quản lý công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân như sau:
Quản lý công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân
1. Nội dung quản lý về công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân bao gồm:
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an;
b) Xây dựng kế hoạch dài hạn và hằng năm về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế của Bộ Công an;
c) Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế của Bộ Công an;
d) Đề xuất, ký kết, sửa đổi, bổ sung, từ bỏ, rút khỏi, bảo lưu, rút bảo lưu, tạm đình chỉ, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an;
đ) Kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề xuất ký kết điều ước quốc tế do Công an các đơn vị, địa phương đề xuất; kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế do Công an các đơn vị, địa phương đề xuất;
e) Tham gia ý kiến vào dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế do các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức đề xuất;
g) Đánh giá tác động về an ninh, trật tự trong quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định;
h) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân;
...
2. Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
Như vậy, việc quản lý công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên.
Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế trong Công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?