Công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu thiết kế như thế nào?
- Các phương pháp địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải bảo đảm giải quyết nhiệm vụ chủ yếu nào?
- Công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu thiết kế như thế nào?
Các phương pháp địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải bảo đảm giải quyết nhiệm vụ chủ yếu nào?
Các phương pháp địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải bảo đảm giải quyết nhiệm vụ chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Công tác địa vật lý
1. Các phương pháp địa vật lý sử dụng trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải bảo đảm giải quyết một hoặc một số các nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Làm sáng tỏ các đặc điểm cấu trúc địa chất của vùng, xác định chiều sâu thế nằm của các tầng đánh dấu chủ yếu, nghiên cứu thành phần thạch học của đất đá, phát hiện các cấu tạo uốn nếp, các đới đứt gãy, phân chia mặt cắt ra các phức hệ vây quanh tầng chứa nước, cách nước có đánh giá định tính độ rỗng, tính thấm và khoanh định diện tích các phức hệ này trên phạm vi khảo sát;
b) Đánh giá chiều dày của đới thông khí;
c) Khoanh định các “cửa sổ” trong mặt cắt địa chất thuỷ văn;
d) Xác định độ khoáng hoá của nước dưới đất, tốc độ thấm và hướng của dòng chảy ngầm;
đ) Xác định vị trí và chiều sâu thiết kế các lỗ khoan khảo sát, điều tra nước dưới đất.
…
Như vậy, theo quy định trên thì các phương pháp địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải bảo đảm giải quyết nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm sáng tỏ các đặc điểm cấu trúc địa chất của vùng, xác định chiều sâu thế nằm của các tầng đánh dấu chủ yếu, nghiên cứu thành phần thạch học của đất đá, phát hiện các cấu tạo uốn nếp, các đới đứt gãy, phân chia mặt cắt ra các phức hệ vây quanh tầng chứa nước, cách nước có đánh giá định tính độ rỗng, tính thấm và khoanh định diện tích các phức hệ này trên phạm vi khảo sát;
- Đánh giá chiều dày của đới thông khí;
- Khoanh định các “cửa sổ” trong mặt cắt địa chất thuỷ văn;
- Xác định độ khoáng hoá của nước dưới đất, tốc độ thấm và hướng của dòng chảy ngầm;
- Xác định vị trí và chiều sâu thiết kế các lỗ khoan khảo sát, điều tra nước dưới đất.
Công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu thiết kế như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Công tác địa vật lý
…
2. Nguyên tắc thực hiện công tác địa vật lý:
a) Các phương pháp địa vật lý sử dụng trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất thực hiện theo các tuyến hoặc theo mạng lưới phải được lựa chọn phù hợp với nhiệm vụ điều tra và đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn. Việc tiến hành công tác địa vật lý phải bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành về thăm dò địa vật lý;
b) Các công tác địa vật lý nói chung chỉ được thi công sau khi đã có kết quả của các dạng công tác tổng quan được thiết kế trong dự án như: Phân tích ảnh viễn thám, khảo sát, điều tra thực địa tài nguyên nước dưới đất. Riêng công tác địa vật lý lỗ khoan được thi công ngay sau khi kết thúc và làm sạch lỗ khoan;
c) Các tỷ lệ khảo sát địa vật lý phải được xác lập theo các nhiệm vụ của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; tỷ lệ điều tra phải tương ứng với tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất. Trong điều kiện phức tạp về địa chất, địa hình.., tỷ lệ khảo sát địa vật lý phải chi tiết hơn một cấp so với tỷ lệ khảo sát, điều tra thực địa tài nguyên nước dưới đất;
d) Khoảng cách giữa các tuyến và điểm khảo sát địa vật lý được xác định theo tỷ lệ khảo sát, điều tra thực địa và nhiệm vụ của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất. Riêng với công tác địa vật lý lỗ khoan, tỷ lệ khảo sát chung là 1:200 và chi tiết ở tỷ lệ 1:50.
Các tỷ lệ khảo sát địa vật lý tương ứng với tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất được quy định tại Phụ lục 4.1
…
Như vậy, theo quy định trên thì công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Các phương pháp địa vật lý sử dụng trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất thực hiện theo các tuyến hoặc theo mạng lưới phải được lựa chọn phù hợp với nhiệm vụ điều tra và đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn. Việc tiến hành công tác địa vật lý phải bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành về thăm dò địa vật lý;
- Các công tác địa vật lý nói chung chỉ được thi công sau khi đã có kết quả của các dạng công tác tổng quan được thiết kế trong dự án như: Phân tích ảnh viễn thám, khảo sát, điều tra thực địa tài nguyên nước dưới đất. Riêng công tác địa vật lý lỗ khoan được thi công ngay sau khi kết thúc và làm sạch lỗ khoan;
- Các tỷ lệ khảo sát địa vật lý phải được xác lập theo các nhiệm vụ của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; tỷ lệ điều tra phải tương ứng với tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất. Trong điều kiện phức tạp về địa chất, địa hình.., tỷ lệ khảo sát địa vật lý phải chi tiết hơn một cấp so với tỷ lệ khảo sát, điều tra thực địa tài nguyên nước dưới đất;
- Khoảng cách giữa các tuyến và điểm khảo sát địa vật lý được xác định theo tỷ lệ khảo sát, điều tra thực địa và nhiệm vụ của công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất. Riêng với công tác địa vật lý lỗ khoan, tỷ lệ khảo sát chung là 1:200 và chi tiết ở tỷ lệ 1:50.
Công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu thiết kế như thế nào?
Công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu thiết kế theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Công tác địa vật lý
…
3. Yêu cầu kỹ thuật:
a) Yêu cầu thiết kế công tác địa vật lý:
- Công tác địa vật lý được thiết kế phải dựa trên nguyên tắc kế thừa được tài liệu của các giai đoạn trước;
- Các loại tài liệu thu thập từ các dự án đã thi công từ trước phải đảm bảo có đầy đủ các thông tin về tên dự án, không gian (tọa độ), thời gian, loại thiết bị đã sử dụng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công tác địa vật lý sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất phải đáp ứng yêu cầu thiết kế như sau:
- Công tác địa vật lý được thiết kế phải dựa trên nguyên tắc kế thừa được tài liệu của các giai đoạn trước;
- Các loại tài liệu thu thập từ các dự án đã thi công từ trước phải đảm bảo có đầy đủ các thông tin về tên dự án, không gian (tọa độ), thời gian, loại thiết bị đã sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?