Công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có được những kiến thức nào?
- Công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 8 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu về ngành, nghề
Công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực môi trường như: Vận hành trạm xử lý nước thải; bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý nước thải; vận hành trạm xử lý nước cấp; bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý nước cấp; vận hành trạm xử lý khí thải; bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý khí thải; vận hành trạm xử lý chất thải rắn; bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý chất thải rắn; xử lý sự cố đạt năng suất chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghề Công nghệ kỹ thuật môi trường được ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tại các doanh nghiệp và các khu dân cư nhằm đảm bảo môi trường sản xuất, môi trường sống để phát triển kinh tế bền vững.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.000 giờ (tương đương 83 tín chỉ).
Như vậy, công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng là ngành thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực môi trường như:
- Vận hành trạm xử lý nước thải; Bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý nước thải;
- Vận hành trạm xử lý nước cấp; bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý nước cấp;
- Vận hành trạm xử lý khí thải; bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý khí thải;
- Vận hành trạm xử lý chất thải rắn; bảo trì, bảo dưỡng trạm xử lý chất thải rắn;
- Xử lý sự cố đạt năng suất chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành công nghệ kỹ thuật môi trường (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được nội dung cơ bản một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ môi trường;
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật đo đạc quan trắc môi trường;
- Giải thích được quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn;
- Trình bày được nguyên tắc và kỹ thuật đo nhanh tại hiện trường (dùng thiết bị xách tay hoặc KIT đo nhanh) một số thông số cơ bản về chất lượng nước thải, nước cấp cho sinh hoạt, khí thải và không khí xung quanh;
- Trình bày được nguyên tắc, phương pháp xác định một số đặc trưng của chất thải rắn và chất thải nguy hại: tỷ trọng, nhiệt trị, thành phần và phân loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức sau đây:
- Trình bày được nội dung cơ bản một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ môi trường;
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật đo đạc quan trắc môi trường;
- Giải thích được quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, khí thải, chất thải rắn;
- Trình bày được nguyên tắc và kỹ thuật đo nhanh tại hiện trường (dùng thiết bị xách tay hoặc KIT đo nhanh) một số thông số cơ bản về chất lượng nước thải, nước cấp cho sinh hoạt, khí thải và không khí xung quanh;
- Trình bày được nguyên tắc, phương pháp xác định một số đặc trưng của chất thải rắn và chất thải nguy hại: tỷ trọng, nhiệt trị, thành phần và phân loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Theo đó, người học ngành công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?