Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là công đoàn như thế nào? Cơ quan có thẩm quyền nào được phép chỉ đạo các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở?
- Công đoàn được thành lập tại khu công nghiệp thuộc cấp công đoàn nào trong hệ thống công đoàn các cấp?
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là công đoàn như thế nào?
- Những nhiệm vụ nào mà Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần thực hiện?
- Cơ quan có thẩm quyền nào được phép chỉ đạo các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở?
Công đoàn được thành lập tại khu công nghiệp thuộc cấp công đoàn nào trong hệ thống công đoàn các cấp?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:
"Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở)."
Như vậy, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm: liên đoàn lao động cấp huyện; công đoàn ngành địa phương; công đoàn các khu công nghiệp; công đoàn tổng công ty; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
Theo đó, công ty chị thành lập công đoàn tại khu công nghiệp nên công đoàn của chị thuộc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là công đoàn như thế nào?
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là công đoàn như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
..
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
..."
Theo đó, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Những nhiệm vụ nào mà Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần thực hiện?
Căn cứ Điều 18 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:
"Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
a. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
b. Hướng dẫn, hỗ trợ ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở về nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp, nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các chủ trương, nghị quyết của công đoàn; tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân và người lao động.
c. Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoặc đại diện cho đoàn viên và người lao động tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
d. Chỉ đạo phát triển và quản lý đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; vận động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm.
đ. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; tham gia với chính quyền, chuyên môn đồng cấp các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
e. Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của người lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động.
g. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa các công đoàn cấp trên trong việc chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
h. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.
i. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
k. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác.
..."
Như vậy, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ cần thực hiện những nhiệm vụ được nêu trên.
Cơ quan có thẩm quyền nào được phép chỉ đạo các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở?
Căn cứ Điều 19 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố như sau:
"Điều 19. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố
1. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố tổ chức theo đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Đối tượng tập hợp của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố là đoàn viên, người lao động trên địa bàn. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn việc tập hợp đoàn viên, người lao động trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động có công ty con, chi nhánh doanh nghiệp, phân hiệu trường... ở địa bàn tỉnh, thành phố khác.
3. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập và chỉ đạo trực tiếp các liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, công đoàn tổng công ty (thuộc tỉnh, thành phố) và công đoàn cơ sở trong các đơn vị sử dụng lao động trực thuộc bộ, ban, ngành trung ương không có công đoàn ngành trung ương hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
..."
Theo đó, công đoàn của chị được thành lập trong khu công nghiệp nên công đoàn chị sẽ thuộc công đoàn các khu công nghiệp là một trong các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Tại quy định tại Điều 19 vừa nêu trên thì Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập và chỉ đạo trực tiếp công đoàn các khu công nghiệp.
Cho nên theo em trước mắt chị nên liên hệ trực tiếp Liên đoàn lao động huyện Trảng Bom để xác nhận chính xác mình có thuộc sự quản lý của họ không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?