Công dân Việt Nam muốn ra nước ngoài học tập nhưng từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có đủ điều kiện đi không?
- Công dân Việt Nam từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể ra nước ngoài học tập hay không?
- Hồ sơ dự tuyển đối với công dân muốn ra nước ngoài học tập gồm những thành phần nào?
- Trình tự tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được quy định như thế nào?
Công dân Việt Nam từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể ra nước ngoài học tập hay không?
Công dân Việt Nam từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể ra nước ngoài học tập hay không?
Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP gồm:
"a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng và đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình học bổng;
d) Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử đi học (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
đ) Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên)."
Có thể thấy, trường hợp anh bạn trước đây đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể trở thành du học sinh ra nước ngoài học tập, vì hiện tại anh bạn đang không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, nếu đáp ứng các tiêu chuẩn còn lại, anh bạn vẫn có thể ra nước ngoài học tập.
Hồ sơ dự tuyển đối với công dân muốn ra nước ngoài học tập gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP, hồ sơ dự tuyển gồm:
(1) Công văn của cơ quan quản lý trực tiếp cử dự tuyển (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
(2) Cam kết thực hiện trách nhiệm của người được cử đi dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
(3) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với trường hợp không có cơ quan công tác);
(4) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng;
(5) Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài;
(6) Các giấy tờ khác (nếu có) theo yêu cầu của chương trình học bổng và cơ quan cử đi học.
Nếu thỏa mãn các điều kiện để ra nước ngoài học tập, anh bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần nêu trên để thực hiện thủ tục theo trình tự.
Trình tự tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được quy định như thế nào?
Trình tự thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Ứng viên dự tuyển nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu điện hoặc trực tiếp hoặc trực tuyến cho cơ quan cử đi học;
(2) Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ dự tuyển, cơ quan cử đi học tổ chức thực hiện tuyển sinh và thông báo kết quả tuyển chọn cho ứng viên, cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) qua việc thông báo rộng rãi trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thực hiện tuyển sinh.
Trách nhiệm thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền liên quan được quy định như sau:
(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập thuộc cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và bồi dưỡng về ngoại ngữ bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
(2) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập thuộc các trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp (trừ cao đẳng sư phạm) bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
(3) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
(4) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quyền giao nhiệm vụ hoặc phân cấp cho các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền giao nhiệm vụ hoặc phân cấp cho các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
(5) Trách nhiệm tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng nguồn kinh phí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định hợp tác giữa các cơ quan nhà nước của Việt Nam với phía nước ngoài đài thọ học bổng.
Như vậy, trường hợp công dân Việt Nam dù trước đó từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng khi dự tuyển để ra nước ngoài học tập không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định trên. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan trong việc ứng tuyển và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?