Công dân Việt Nam là thành viên Ban vận động thành lập hội phải đáp ứng điều kiện gì? Ban vận động gồm những thành phần nào?
Công dân Việt Nam là thành viên Ban vận động thành lập hội phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 126/2024/NĐ-CP như sau:
Ban vận động thành lập hội
1. Tổ chức, công dân Việt Nam có nhu cầu thành lập hội phải thành lập ban vận động thành lập hội (trong đó dự kiến trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên) theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này công nhận ban vận động thành lập hội.
2. Thành viên ban vận động thành lập hội là tổ chức, công dân Việt Nam tâm huyết, trách nhiệm, hoạt động trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động hoặc có liên quan đến lĩnh vực hội dự kiến hoạt động. Các thành viên ban vận động thành lập hội phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đối với tổ chức:
Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có đơn tham gia ban vận động thành lập hội;
Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia ban vận động thành lập hội và cử người đại diện tham gia thành viên ban vận động thành lập hội. Người được cử làm đại diện là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích;
b) Đối với công dân: có đơn tham gia ban vận động thành lập hội, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công dân Việt Nam là thành viên Ban vận động thành lập hội phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Tâm huyết, trách nhiệm, hoạt động trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động hoặc có liên quan đến lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
- Có đơn tham gia ban vận động thành lập hội, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích.
Công dân Việt Nam là thành viên Ban vận động thành lập hội phải đáp ứng điều kiện gì? Ban vận động gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Ban vận động thành lập hội gồm những thành phần nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 126/2024/NĐ-CP như sau:
Ban vận động thành lập hội
...
3. Thành viên ban vận động thành lập hội là cán bộ, công chức, viên chức phải được sự đồng ý cho tham gia ban vận động thành lập hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
4. Trưởng ban vận động thành lập hội là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kinh nghiệm, có uy tín, am hiểu trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và sống thường trú tại Việt Nam.
5. Số thành viên ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
a) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh có ít nhất 10 thành viên đảm bảo tính đại diện cho các vùng, miền;
b) Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 05 thành viên tại hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
c) Hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã có ít nhất 03 thành viên.
6. Ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định này. Ban vận động thành lập hội, gồm: trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên.
...
Như vậy, ban vận động thành lập hội gồm các thành phần sau đây:
- Trưởng ban;
- Phó trưởng ban;
- Các ủy viên.
Thời hạn quyết định công nhận ban vận động thành lập hội là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội
...
2. Thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội:
a) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi tỉnh;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này lấy ý kiến các cơ quan có liên quan đến hoạt động của hội, xem xét hồ sơ và quyết định công nhận ban vận động thành lập hội, trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định này, ban vận động thành lập hội không hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định này thì quyết định công nhận ban vận động thành lập hội đương nhiên hết hiệu lực.
Như vậy, thời hạn quyết định công nhận ban vận động thành lập hội là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội đầy đủ, hợp pháp, trường hợp không đồng ý thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong đấu thầu, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức sở hữu vốn, vay vốn đúng không? Chủ đầu tư phải đăng tải thông tin nào về lựa chọn nhà thầu?
- Dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm những khoản chi phí nào? Dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào?
- Mẫu quy chế thực hiện chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 NĐ CP cho trường tiểu học mới nhất năm 2025?
- Bản án là gì? Bản án sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm đúng không?
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc thú y có quyền và nghĩa vụ gì? Phải kiểm định thuốc thú y trong những trường hợp nào?