Công dân tham gia sơ tuyển sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự có cần phải khai báo về tiền sử bệnh tật của gia đình mình hay không?

Công dân được gọi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự do cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức? Anh tôi vừa được gọi nhập ngũ nhưng hiện chưa biết quy trình sơ tuyển sức khỏe được thực hiện như thế nào. Công dân tham gia sơ tuyển sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự có cần phải khai báo về tiền sử bệnh tật của gia đình mình hay không? Sau khi đã trải qua sơ tuyển sức khỏe, công dân chuẩn bị tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự phải khám sức khỏe vào thời gian nào?

Công dân được gọi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự do cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức?

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định như sau:

"2. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ."

Theo đó, khi công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước đợt gọi nhập ngũ thì cần tiến hành quá trình sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định như sau:

"Điều 5. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện."

Như vậy, trong trường hợp được gọi khám sức khỏe để chuẩn bị cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

Công dân tham gia sơ tuyển sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự có cần phải khai báo về tiền sử bệnh tật của gia đình mình hay không?

Công dân tham gia sơ tuyển sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự có cần phải khai báo về tiền sử bệnh tật của gia đình mình hay không?

Công dân tham gia sơ tuyển sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự có cần phải khai báo về tiền sử bệnh tật của gia đình mình hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, nội dung sơ tuyển sức khỏe của công dân được quy định cụ thể gồm:

"Điều 5. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự
[...]
2. Nội dung sơ tuyển sức khỏe
a) Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;
b) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình."

Như vậy, trong quá trình sơ tuyển sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự, cán bộ y tế có thẩm quyền sẽ tiến hành khai thác những thông tin liên quan đến tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình bản để kịp thời phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, khoản 3 Điều này quy định về quy trình sơ tuyển sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

"3. Quy trình sơ tuyển sức khỏe
a) Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;
b) Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;
đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này."

Sau khi đã trải qua sơ tuyển sức khỏe, công dân chuẩn bị tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự phải khám sức khỏe vào thời gian nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:

"3. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện."

Theo đó, với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đối với những công dân nói trên.

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, thời gian khám sức khỏe của công dân được quy định như sau:

"Điều 6. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
[...]
4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm."

Theo đó, sau khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch này quy định về quy trình khám sức khỏe cụ thể như sau:

"3. Quy trình khám sức khỏe
a) Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;
c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
đ) Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này."

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cũng thể đối với quá trình sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự trong trường hợp công dân được gọi nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự 2025
Pháp luật
Luật Nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2025? Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đi Nghĩa vụ quân sự năm 2025?
Pháp luật
Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Học tại chức là gì? Học tại chức có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Quy định về chương trình học tại chức?
Pháp luật
Công dân có cần nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu hay không?
Pháp luật
Nghĩa vụ quân sự 2025 tuyển quân mấy đợt? Nhập ngũ 2025 vào ngày nào? Nghĩa vụ quân sự 2025 đi mấy năm?
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự 2025 mấy năm? Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025? Trúng tuyển NVQS nhưng trốn thì phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Các đối tượng được ưu tiên tuyển chọn nghĩa vụ quân sự 2025 theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng thế nào?
Pháp luật
Xăm mình có đi nghĩa vụ quân sự 2025 không? Hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng về hình xăm như thế nào?
Pháp luật
Viễn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 không? Báo cáo tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo Hướng dẫn 4705 thế nào?
Pháp luật
Cận bao nhiêu độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 theo Hướng dẫn 4705 của Bộ Quốc phòng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
2,318 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghĩa vụ quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào