Công dân được cấp căn cước điện tử có được phép yêu cầu khóa căn cước điện tử của mình khi không còn nhu cầu sử dụng không?
- Công dân được cấp căn cước điện tử có được phép yêu cầu khóa căn cước điện tử của mình khi không còn nhu cầu sử dụng không?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền mở khóa căn cước điện tử cho công dân khi muốn sử dụng lại căn cước điện tử đã khóa?
- Người làm công tác quản lý căn cước có phải là người làm thủ tục mở khóa căn cước điện tử không?
Công dân được cấp căn cước điện tử có được phép yêu cầu khóa căn cước điện tử của mình khi không còn nhu cầu sử dụng không?
Công dân được cấp căn cước điện tử có được phép yêu cầu khóa căn cước điện tử của mình khi không còn nhu cầu sử dụng không, căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
...
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước 2023 quy định:
Khóa, mở khóa căn cước điện tử
1. Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
d) Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
2. Căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước;
d) Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa.
...
Theo đó, công dân được cấp căn cước điện tử mà không còn nhu cầu sử dụng thì sẽ được yêu cầu khóa căn cước điện tử của mình.
Ngoài ra, khi công dân có nhu cầu sử dụng lại căn cước điện tử thì sẽ đến cơ quan có thẩm quyền gần nhất để yêu cầu mở khóa căn cước điện tử.
Công dân được cấp căn cước điện tử có được phép yêu cầu khóa căn cước điện tử của mình khi không còn nhu cầu sử dụng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền mở khóa căn cước điện tử cho công dân khi muốn sử dụng lại căn cước điện tử đã khóa?
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền mở khóa căn cước điện tử cho công dân khi họ muốn sử dụng lại căn cước điện tử của mình, căn cứ theo khoản 4 Điều 31 Luật Căn cước 2023 quy định:
Khóa, mở khóa căn cước điện tử
...
3. Khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục khóa, mở khóa căn cước điện tử.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an sẽ có thẩm quyền mở khóa cước điện tử cho công dân khi muốn sử dụng lại căn cước điện tử đã khóa trước đó.
Người làm công tác quản lý căn cước có phải là người làm thủ tục mở khóa căn cước điện tử không?
Người làm công tác quản lý căn cước có phải là người làm thủ tục mở khóa căn cước điện tử không, căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Căn cước 2023 quy định:
Người làm công tác quản lý căn cước
1. Người làm công tác quản lý căn cước bao gồm người quản lý; người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; người làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, cấp, khóa, mở khóa căn cước điện tử; người làm công tác định danh điện tử đối với công dân Việt Nam và xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân Việt Nam.
2. Người làm công tác quản lý căn cước được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người làm công tác quản lý căn cước chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn và tính đầy đủ, chính xác của thông tin trong quản lý căn cước.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người làm thủ tục mở khóa căn cước điện tử sẽ là người làm trong công tác quản lý căn cước.
Ngoài ra, người làm công tác quản lý căn cước sẽ bao gồm những người sau:
+ Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước
+ Người làm công tác định danh điện tử đối với công dân Việt Nam và xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?