Công dân bao nhiêu tuổi phải tham gia vào đội phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu theo quy định pháp luật?
- Công dân từ bao nhiêu tuổi thì phải tham gia vào đội phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu theo quy định pháp luật?
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nào?
- Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do ai tổ chức thành lập, quản lý và chỉ đạo?
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở có những nhiệm vụ gì?
Công dân từ bao nhiêu tuổi thì phải tham gia vào đội phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 về trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy như sau:
Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
...
Theo đó, phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, theo quy định nêu trên, công dân từ 18 tuổi trở lên có đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
Công dân bao nhiêu tuổi phải tham gia vào đội phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet).
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nào?
Căn cứ Điều 43 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy như sau:
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:
1. Lực lượng dân phòng;
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, theo quy định, lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:
- Lực lượng dân phòng
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do ai tổ chức thành lập, quản lý và chỉ đạo?
Theo quy định tại Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 về thành lập, quản lý, chỉ đạo đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở như sau:
Thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Tại thôn phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý.
2. Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
3. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
Tại các cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:
a) Cơ sở hạt nhân;
b) Cảng hàng không, cảng biển;
c) Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;
d) Cơ sở khai thác than;
đ) Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;
e) Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.
Như vậy, theo quy định này, tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập và quản lý.
Theo đó, quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định về nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở như sau:
Theo đó, nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở bao gồm:
- Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
Như vậy, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở có các nhiệm vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?