Nội dung sử dụng vốn đầu tư công cho lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào theo Nghị định 85?
Nội dung sử dụng vốn đầu tư công cho lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 85/2025/NĐ-CP quy định các ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công như sau:
Ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công
Vốn đầu tư công được bố trí cho các đối tượng đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công và được phân theo ngành, lĩnh vực:
1. Quốc phòng: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu quốc phòng, cơ yếu, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp; công tác rà phá bom, mìn, vật nổ, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng mua hoặc đầu tư xây dựng.
2. An ninh và trật tự, an toàn xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu an ninh và trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, điều tra phòng, chống tội phạm, thi hành án hình sự, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng.
3. Giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp thuộc các cấp học từ mầm non đến đại học và giáo dục thường xuyên; đầu tư cơ sở đào tạo cán bộ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
...
Như vậy, nội dung sử dụng vốn đầu tư công cho lĩnh vực quốc phòng gồm:
+ Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu quốc phòng, cơ yếu, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp;
+ Công tác rà phá bom, mìn, vật nổ, phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng mua hoặc đầu tư xây dựng.
Nội dung sử dụng vốn đầu tư công cho lĩnh vực quốc phòng được quy định như thế nào theo Nghị định 85? (Hình từ Internet)
Hoạt động đầu tư công phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch đúng không?
Căn cứ Điều 13 Luật Đầu tư công 2024 quy định nguyên tắc quản lý đầu tư công như sau:
Nguyên tắc quản lý đầu tư công
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công.
4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Như vậy, hoạt động đầu tư công phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.
Lưu ý: Căn cứ Điều 14 Luật Đầu tư công 2024 quy định về nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công như sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.
- Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.
- Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.
- Hợp tác quốc tế về đầu tư công.
Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Luật Đầu tư công 2024 thì nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công được quy định như sau:
- Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
- Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;
- Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
- Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;
- Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;
- Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;
- Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;
- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;
- Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;
- Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;
- Quyết toán vốn đầu tư công.
Lưu ý: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trung tâm Kiểm định sản phẩm và thiết bị viễn thám có tư cách pháp nhân không? 12 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE lái xe gì? Giấy phép lái xe hạng BE, CE, DE có thời hạn là bao lâu?
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến nông quốc gia hiện nay thế nào? Trung tâm Khuyến nông quốc gia có tư cách pháp nhân không?
- Giá khởi điểm của các vòng đấu giá đối với từng khối băng tần đăng ký mua có nội dung thế nào theo Nghị định 172?
- Phần tường phân chia các căn hộ chung cư là phần sở hữu chung hay phần sở hữu riêng? Các loại hình nhà ở phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở?