Công cụ chuyển nhượng phải có chữ ký của ai? Giả mạo chữ ký trên Công cụ chuyển nhượng bị phạt hành chính bao nhiêu?
Công cụ chuyển nhượng phải có chữ ký của ai?
Công cụ chuyển nhượng được quy định tại Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.
2. Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
3. Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
4. Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
...
Dẫn chiếu đến Điều 11 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về chữ ký trên Công cụ chuyển nhượng như sau:
Chữ ký đủ ràng buộc nghĩa vụ
1. Công cụ chuyển nhượng phải có chữ ký của người ký phát hoặc người phát hành.
2. Người có liên quan chỉ có nghĩa vụ theo công cụ chuyển nhượng khi trên công cụ chuyển nhượng hoặc tờ phụ đính kèm có chữ ký của người có liên quan hoặc của người được người có liên quan uỷ quyền với tư cách là người ký phát, người phát hành, người chấp nhận, người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh.
Theo đó, Công cụ chuyển nhượng phải có chữ ký của người ký phát hoặc người phát hành.
Ngoài ra quy định này cũng đề cập, người có liên quan chỉ có nghĩa vụ theo công cụ chuyển nhượng khi trên công cụ chuyển nhượng hoặc tờ phụ đính kèm có chữ ký của người có liên quan hoặc của người được người có liên quan uỷ quyền với tư cách là người ký phát, người phát hành, người chấp nhận, người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh.
Công cụ chuyển nhượng phải có chữ ký của ai? Giả mạo chữ ký trên Công cụ chuyển nhượng bị phạt hành chính bao nhiêu? (hình từ internet)
Chữ ký trên Công cụ chuyển nhượng là chữ ký giả mạo thì không có giá trị đúng không?
Chữ ký giả mạo trên Công cụ chuyển nhượng được quy định tại Điều 12 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Chữ ký giả mạo, chữ ký của người không được uỷ quyền
Khi trên công cụ chuyển nhượng có chữ ký giả mạo hoặc chữ ký của người không được uỷ quyền thì chữ ký đó không có giá trị; chữ ký của người có liên quan khác trên công cụ chuyển nhượng vẫn có giá trị.
Như vậy, khi trên công cụ chuyển nhượng có chữ ký giả mạo thì chữ ký đó không có giá trị; chữ ký của người có liên quan khác trên công cụ chuyển nhượng vẫn có giá trị.
Giả mạo chữ ký trên Công cụ chuyển nhượng bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng được quy định tại Điều 29 Nghị định 88/2019/NĐ-CP:
Vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng
...
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng;
b) Không thực hiện đúng quy định về in, giao nhận và quản lý séc trắng quy định tại các khoản 2, 3 Điều 64 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Đồng thời, theo Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
...
Như vậy, người giả mạo chữ ký trên Công cụ chuyển nhượng là cá nhân thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Trường hợp tổ chức giả chữ ký trên Công cụ chuyển nhượng thì bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm quy định này còn buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?