Công chứng viên công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một bên của hợp đồng là vợ mình thì có vi phạm pháp luật không?
- Công chứng được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
- Công chứng viên là gì và tiêu chuẩn công chứng viên được quy định như thế nào?
- Công chứng viên công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một bên của hợp đồng là vợ mình thì có vi phạm pháp luật không?
- Công chứng viên công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một bên công chứng là vợ mình thì bị xử phạt như thế nào?
Công chứng được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo đó, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
Công chứng viên
Công chứng viên là gì và tiêu chuẩn công chứng viên được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:
Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Theo đó, công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điều 8 nêu trên và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Công chứng viên công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một bên của hợp đồng là vợ mình thì có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm của công chứng viên như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
...
Theo đó, công chứng viên không được công chứng các hợp đồng, giao dịch, bản dịch của công chứng viên mà có liên quan đến tài sản của bản thân hoặc người thân thích của công chứng viên.
Người thân thích ở đây bao gồm vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi của công chứng viên.
Công chứng viên công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một bên công chứng là vợ mình thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 4, điểm b khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng.
Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
......
b) Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
.....
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
.....
b) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 4, các điểm c và d khoản 6 Điều này;
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
....
c) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các điểm m và q khoản 3, các điểm a, b, d, đ, e, g, p và q khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6 Điều này.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, việc công chứng viên này công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một bên của hợp đồng là vợ mình là hành vi vi phạm pháp luật.
Mức xử phạt đối với hành vi này là phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng. Đồng thời buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?