Công chứng hợp đồng và chứng thực hợp đồng khác nhau thế nào? Làm sao để có thể phân biệt khái niệm công chứng và chứng thực một cách chính xác nhất?

Công chứng hợp đồng và chứng thực hợp đồng khác nhau thế nào? Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực ra sao? Bởi vì tôi thường hay đi tới văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng. Thì nhiều khi tôi nghe người ta nói "công chứng", nhiều khi nghe người ta nói "chứng thực". Chính vì thế tôi muốn biết về điều đó. Cám ơn vì đã tư vấn

Công chứng hợp đồng và chứng thực hợp đồng được định nghĩa như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì công chứng được hiểu là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Còn chứng thực hợp đồng, giao dịch theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Công chứng hợp đồng và chứng thực hợp đồng khác nhau thế nào? Làm sao để có thể phân biệt khái niệm công chứng và chứng thực một cách chính xác nhất?

Công chứng hợp đồng và chứng thực hợp đồng khác nhau thế nào? Làm sao để có thể phân biệt khái niệm công chứng và chứng thực một cách chính xác nhất?

Phân biêt công chứng hợp đồng và chứng thục hợp đồng như thế nào?

Công chứng

Chứng thực

Do tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng) thực hiện

Cơ quan có thẩm quyền theo quy định chứng thực

Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng => Chứng nhận tính hợp pháp về mặt nội dung.

Chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch => Chứng nhận tính hợp pháp về mặt hình thức.

Về giá trị thì quy định không nêu cụ thể cái nào có giá trị cao hơn. Tuy nhiên, do được chứng nhận các nội dung trong hợp đồng (có vi phạm pháp luật hay không) nên hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Giá trị pháp lý của công chứng hợp đồng và chứng thực hợp đồng ra sao?

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 thì giá trị pháp lý của công chứng được quy định như sau:

- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Còn về chứng thực hợp đồng được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cthì hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, về giá trị pháp lý của văn bản công chứng thì sẽ có giá trị kể từ thời điểm được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Còn giá trị của văn bản chứng thực là dùng làm chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch

Thông tin thêm: Đối với hợp đồng thuê nhà ở thì không bắt buộc mình phải công chứng hoặc chứng thực, hợp đồng vẫn được ghi nhận là có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, việc thỏa thuận của hai bên vẫn được ghi nhận, nếu mình có nhu cầu công chứng, hoặc chứng thực cho chặt chẽ hơn thì vẫn được.

Trình tự thủ tục thực hiện công chứng và chứng thực được quy định ra sao?

Đối với trình tự thủ tục thực hiện công chứng và chứng thực bạn có thể tham khảo thêm hai bài viết dưới đây để có thể nắm rõ hơn:

- Việc công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn được thực hiện như thế nào theo đúng quy định của pháp luật?

- Thủ tục chứng thực hợp đồng mua 100 000 viên gạch ống ra sao? Chi phí cho việc thực hiện chứng thực này là bao nhiêu?

Công chứng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng tối đa bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Có bắt buộc công chứng hợp đồng thuê nhà không? Nếu có thì thực hiện công chứng hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán nhà có bắt buộc phải công chứng không? Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Pháp luật
Bản sao giấy tờ chứng thực có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Công chứng là gì? Việc điểm chỉ trong văn bản công chứng có được thực hiện đồng thời với việc ký công chứng di chúc không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền định giá tối đa đối với dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng từ 1/7/2024?
Pháp luật
Điều kiện nào để trở thành phiên dịch cho văn phòng công chứng? Các hoạt động của phiên dịch trong văn phòng công chứng bao gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch 2024 thực hiện như thế nào? Người yêu cầu công chứng là ai?
Pháp luật
Khi không thể đến văn phòng công chứng để thực hiện việc công chứng hợp đồng đặt cọc thì có được ủy quyền không?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán nhà, đất có hiệu lực khi nào? Nên công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất tại văn phòng công chứng tư nhân hay phòng công chứng nhà nước?
Pháp luật
Thống nhất duy trì 02 mô hình của tổ chức hành nghề công chứng tại Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chứng
20,950 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chứng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào