Công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có những quyền và nghĩa vụ gì?
Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp là gì?
Theo Điều 2 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1996/QĐ-BTP năm 2024, nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được quy định như sau:
- Bảo đảm quyền của công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng, Đảng ủy Bộ, sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị và của công chức, viên chức, người lao động.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
- Tôn trọng ý kiến đóng góp, kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị của công chức, viên chức, người lao động.
Công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có những quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có những quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 3 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1996/QĐ-BTP năm 2024 như sau:
(1) Quyền của công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị:
- Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật; đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ theo quy định của Luật dân chủ ở cơ sở và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan, đơn vị.
- Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội và kết quả thực hiện dân chủ.
(2) Nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; chấp hành các quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị; tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Tham gia ý kiến về các nội dung được cơ quan, đơn vị đưa ra lấy ý kiến theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế này.
- Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp?
Theo Điều 5 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1996/QĐ-BTP năm 2024, các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như sau:
- Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa, trù dập công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc gây thiệt hại cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.
- Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công chức, viên chức, người lao động.
Xem thêm: Doanh nghiệp nhà nước thực hiện dân chủ phải công khai những nội dung nào theo quy định hiện nay?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?