Công chức ngành xây dựng cần đáp ứng điều kiện về thời gian để nâng bậc lương thường xuyên như thế nào?
- Công chức ngành xây dựng cần đáp ứng điều kiện về thời gian để nâng bậc lương thường xuyên như thế nào?
- Công chức ngành xây dựng nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương có được tính khi xét nâng bậc lương thường xuyên không?
- Thời gian nào không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức ngành xây dựng?
Công chức ngành xây dựng cần đáp ứng điều kiện về thời gian để nâng bậc lương thường xuyên như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế về chế độ việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, xếp và nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, ban hành kèm theo (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BXD năm 2018 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên
Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên, thời gian được tính hoặc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên, thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên, việc tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên đối với với công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV, như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
...
Theo đó, để được nâng bậc lương thường xuyên thì công chức ngành xây dựng cần những điều kiện sau:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
Như vậy, cán bộ ngành xây dựng sẽ phải có những điều kiện trên để có thể đáp ứng việc nâng bậc lương thường xuyên.
Công chức ngành xây dựng (Hình từ internet)
Công chức ngành xây dựng nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương có được tính khi xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BXD năm 2018 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên
...
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
...
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
...
Như vậy, đối với công chức ngành xây dựng thì thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương sẽ được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Thời gian nào không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức ngành xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BXD năm 2018 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên
...
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
...
c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì các trường hợp trên sẽ không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức ngành xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?