Công chức hải quan trước khi chuyển công tác ngoài ngành hải quan phải bàn giao cho đơn vị những gì?
Công chức hải quan trước khi chuyển công tác ngoài ngành hải quan phải bàn giao cho đơn vị những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 188/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Thu hồi vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị nghiệp vụ và các giấy tờ công tác
1. Công chức hải quan trước khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác trong và ngoài ngành hải quan phải bàn giao cho đơn vị: Giấy chứng minh thư hải quan (trừ trường hợp nghỉ hưu theo quy định), vũ khí, công vụ hỗ trợ và các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, dấu nghiệp vụ, hồ sơ, tài liệu được giao. Đồng thời, bàn giao đầy đủ các bản mềm, phần mềm dữ liệu, số liệu liên quan đến công việc được giao.
2. Đơn vị trực tiếp quản lý công chức hải quan có trách nhiệm tổ chức việc nhận bàn giao, thu hồi theo quy định tại điểm 1 Điều này.
Đối chiếu quy định trên, công chức hải quan trước khi chuyển công tác ngoài ngành hải quan phải bàn giao cho đơn vị:
- Giấy chứng minh thư hải quan;
- Các vũ khí, công vụ hỗ trợ và các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, dấu nghiệp vụ, hồ sơ, tài liệu được giao.
Đồng thời, bàn giao đầy đủ các bản mềm, phần mềm dữ liệu, số liệu liên quan đến công việc được giao.
Công chức hải quan (Hình từ Internet)
Công chức hải quan có được tự ý bỏ việc không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 188/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Những việc công chức hải quan không được làm
1. Chậm trễ, trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao trong thực thi công vụ; gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc; tham gia biểu tình, đình công.
2. Khiếu nại, tố cáo hoặc tham gia khiếu nại, tố cáo mạo danh, nặc danh, vô danh, vượt cấp, vượt quyền.
3. Sử dụng các phương tiện, tài sản và tiền bạc của nhà nước do Bộ Tài chính và Tổng cục trung cấp trong thực thi công vụ cho các mục đích cá nhân.
4. Sử dụng quyền hạn được giao trong thực thi công vụ, lợi dụng chức trách, thẩm quyền và thông tin liên quan đến công vụ để chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của nhà nước, cá nhân và mưu lợi cá nhân.
5. Và những việc công chức không được làm được quy định tại Luật Cán bộ, công chức và các luật pháp khác của nhà nước có liên quan đến công chức và hoạt động công vụ của công chức.
Theo đó, công chức hải quan không được tự ý bỏ việc và làm các hành vi nêu trên.
Công chức hải quan trong hoạt động công vụ có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 188/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Chức trách, nhiệm vụ của công chức hải quan
1. Tuân thủ nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, người thừa hành phục tùng người lãnh đạo, quản lý.
2. Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, phân công công tác của cấp trên; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện các công việc được giao.
3. Báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách các vấn đề vượt thẩm quyền hoặc còn có ý kiến khác nhau.
4. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, các quy trình, quy chế, quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trong khi thi hành công vụ.
5. Báo cáo người ra quyết định hoặc cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật; có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện những sai trái, vi phạm của cá nhân, tổ chức trong thi hành công vụ.
6. Thường xuyên trau dồi đạo đức công vụ và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
7. Giữ gìn sự đoàn kết, hợp tác, phối hợp trong thực thi công vụ.
Như vậy, công chức hải quan trong hoạt động công vụ có những nhiệm vụ sau đây:
- Tuân thủ nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, người thừa hành phục tùng người lãnh đạo, quản lý.
- Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, phân công công tác của cấp trên; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện các công việc được giao.
- Báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách các vấn đề vượt thẩm quyền hoặc còn có ý kiến khác nhau.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, các quy trình, quy chế, quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trong khi thi hành công vụ.
- Báo cáo người ra quyết định hoặc cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật; có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện những sai trái, vi phạm của cá nhân, tổ chức trong thi hành công vụ.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức công vụ và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Giữ gìn sự đoàn kết, hợp tác, phối hợp trong thực thi công vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?