Công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa được cấp phát những loại trang phục nào? Trang phục của công chức có niên hạn cấp phát trong bao lâu?
- Công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa được cấp phát những loại trang phục nào?
- Trang phục của công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa có niên hạn cấp phát trong bao lâu?
- Trường hợp trang phục được cấp cho công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa còn trong niên hạn sử dụng mà bị mất thì phải báo cáo với ai?
Công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa được cấp phát những loại trang phục nào?
Công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa được cấp phát những loại trang phục nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Quy định chung về trang phục
1. Trang phục của công chức, viên chức và nhân viên Cảng vụ đường thủy nội địa (sau đây gọi chung là trang phục) bao gồm: áo sơ mi ngắn tay, áo sơ mi dài tay, áo veston, áo khoác, quần âu, váy nữ, mũ kêpi, mũ bảo hiểm, mũ mềm, cà vạt, kẹp cà vạt, giày, bít tất, thắt lưng, cặp đựng tài liệu, áo mưa, ủng cao su. Trang phục phải có chất lượng tốt, bền, đẹp.
2. Biểu trưng (logo) của Cảng vụ đường thủy nội địa là hình vuông nền màu ghi có sự kết hợp giữa ngôi sao và mỏ neo, có màu vàng và màu đỏ, chữ thể hiện trên logo là chữ CVĐTNĐ (viết tắt của chữ Cảng vụ đường thủy nội địa). Mẫu biểu trưng của Cảng vụ đường thủy nội địa được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa được cấp phát những loại trang phục bao gồm:
- Áo sơ mi ngắn tay, áo sơ mi dài tay,
- Áo veston, áo khoác,
- Quần âu, váy nữ,
- Mũ kêpi, mũ bảo hiểm, mũ mềm,
- Cà vạt, kẹp cà vạt, giày, bít tất, thắt lưng, cặp đựng tài liệu, áo mưa, ủng cao su.
Trang phục của công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa có niên hạn cấp phát trong bao lâu?
Theo Điều 10 Thông tư 26/2017/TT-BGTVT quy định về niên hạn cấp phát những loại trang phục của công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa như sau:
Chế độ cấp phát, thời hạn sử dụng và kinh phí trang phục, phù hiệu, biển hiệu
1. Chế độ cấp phát và thời hạn sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu
2. Cờ hiệu, biển hiệu cấp 01 lần và được xem xét cấp lại trong trường hợp bị cũ, hư hỏng, bị mất.
3. Căn cứ điều kiện thời tiết, khí hậu ở từng vùng, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa quyết định may trang phục phù hợp.
4. Kinh phí may trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu theo quy định của pháp luật.
Theo đó, niên hạn cấp phát là 01 năm hoặc 02 năm tùy theo loại trang phục của công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa, cụ thể thực hiện theo quy định nêu trên.
Trường hợp trang phục được cấp cho công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa còn trong niên hạn sử dụng mà bị mất thì phải báo cáo với ai?
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 26/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Nguyên tắc chung
1. Công chức, viên chức và nhân viên Cảng vụ đường thủy nội địa được cấp trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu theo chế độ và thời hạn phù hợp theo quy định của Thông tư này.
2. Công chức, viên chức và nhân viên Cảng vụ đường thủy nội địa sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu trong khi thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ được giao; không sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu đã được cấp sai quy định.
3. Người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải tại Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu theo quy định tại Thông tư này và Thông tư số 52/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phù hiệu, cờ hiệu, trang phục, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của thanh tra ngành Giao thông vận tải.
4. Công chức, viên chức và nhân viên Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu được cấp. Trường hợp trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu được cấp còn trong niên hạn sử dụng mà bị mất, hư hỏng phải báo cáo ngay với Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa.
5. Công chức, viên chức và nhân viên Cảng vụ đường thủy nội địa khi chuyển công tác, thay đổi vị trí công tác, nghỉ chế độ, thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu đã được cấp.
6. Trường hợp trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu còn trong niên hạn sử dụng mà bị mất, hư hỏng trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc vì lý do bất khả kháng thì được cấp bổ sung.
Theo đó, trường hợp trang phục được cấp cho công chức chuyên ngành Cảng vụ đường thủy nội địa còn trong niên hạn sử dụng mà bị mất thì phải báo cáo ngay với Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?