Công chức chưa là Thẩm phán trung cấp thì có được tham gia dự thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp hay không? Nếu có thì cần đáp ứng yêu cầu gì?
Công chức chưa là Thẩm phán trung cấp thì có được tham gia dự thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp hay không?
Thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp (Hình từ Internet)
Theo khoản 5 Điều 2 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Đối tượng dự thi
...
5. Người chưa là Thẩm phán trung cấp nhưng có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân thì có thể tham gia dự thi để tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp trong trường hợp do nhu cầu công tác cán bộ của Tòa án nhân dân.
...
Căn cứ trên quy định trong trường hợp do nhu cầu công tác cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán trung cấp có thể tham gia dự thi để tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 5 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
...
5. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán trung cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật này;
b) Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;
c) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
...
Theo đó, công chức chưa là Thẩm phán trung cấp muốn tham gia thi nâng ngạch lên Thẩm phán cao cấp thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
Lưu ý: Nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự.
Đăng ký dự thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp cần chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ nào?
Theo Điều 9 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký dự thi gồm
1. Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu);
2. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C -BNV/2008);
3. Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
4. Bản sao bằng tốt nghiệp ngành luật (từ cử nhân luật trở lên);
5. Bản sao Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ xét xử (đối với thi tuyển chọn Thẩm phán); Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán (đối với thi nâng ngạch Thẩm phán);
6. Văn bản nhận xét, đánh giá và đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đăng ký dự thi;
7. Các tài liệu khác theo thông báo của Hội đồng thi.
Căn cứ quy định trên thì công chức chưa là Thẩm phán trung cấp muốn tham gia thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp cần chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ sau đây:
- Đơn đăng ký dự thi;
- Sơ yếu lý lịch (Theo Mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV)
Tải Mẫu sơ yếu lý lịch: Tải về
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
- Bản sao bằng tốt nghiệp ngành luật (từ cử nhân luật trở lên);
- Bản sao Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ xét xử (đối với thi tuyển chọn Thẩm phán);
- Văn bản nhận xét, đánh giá và đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đăng ký dự thi;
- Các tài liệu khác theo thông báo của Hội đồng thi.
Ai có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đăng ký dự thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Thẩm định hồ sơ đăng ký dự thi và ủy quyền tổ chức thi
1. Trong thời hạn 20 ngày sau khi hết hạn nộp hồ sơ, Vụ Tổ chức - Cán bộ phải hoàn thành công tác thẩm định hồ sơ đăng ký dự thi, báo cáo thẩm định và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức họp Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp để quyết định;
a) Duyệt danh sách những người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự thi;
b) Quyết định thời gian, địa điểm tổ chức thi, nội dung các môn thi, hình thức thi;
c) Phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế này;
d) Quyết định việc ủy quyền cho Học viện Tòa án mở lớp đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán;
đ) Quyết định những vấn đề khác.
Căn cứ quy định trên thì Vụ Tổ chức - Cán bộ phải hoàn thành công tác thẩm định hồ sơ đăng ký dự thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp, báo cáo thẩm định và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?