Công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được cử biệt phái có còn thuộc biên chế của cơ quan cử biệt phái không?
- Biệt phái công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện trong những trường hợp nào?
- Công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được cử biệt phái có còn thuộc biên chế của cơ quan cử biệt phái không?
- Công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được cử biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì xử lý như thế nào?
Biệt phái công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về biệt phái công chức như sau:
Biệt phái công chức
1. Biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...
Theo đó, biệt phái công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được cử biệt phái có còn thuộc biên chế của cơ quan cử biệt phái không? (Hình từ Internet)
Công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được cử biệt phái có còn thuộc biên chế của cơ quan cử biệt phái không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về biệt phái công chức như sau:
Biệt phái công chức
...
3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.
4. Thẩm quyền biệt phái công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nơi được cử đến biệt phái, nhưng vẫn thuộc biên chế của cơ quan cử biệt phái, kể cả trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo được biệt phái đến giữ vị trí lãnh đạo, quản lý tương đương với chức vụ hiện đang đảm nhiệm.
Trình tự, thủ tục biệt phái công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về biệt phái công chức như sau:
Biệt phái công chức
...
5. Trình tự, thủ tục biệt phái công chức:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
6. Trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức cấp Trung ương công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức cấp Trung ương đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
Lưu ý, trước khi quyết định biệt phái công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được cử biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái như sau:
Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
...
Theo quy định trên, công chức cấp Trung ương giữ chức vụ lãnh đạo được biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm tài liệu gì?
- 5+ mẫu viết đoạn văn tả thầy giáo mà em yêu quý lớp 5 ngắn gọn, điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học?
- Viết đoạn văn tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết đoạn văn của học sinh lớp 4?
- Bài văn tả cô giáo hay? Tả cô giáo mà em yêu quý nhất? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những trường nào?
- Sao Thủy Diệu tốt hay xấu 2025? Sao Thủy Diệu chiếu mệnh là gì? Sao Thủy Diệu 2025 hợp màu gì?