Công an cấp nào được phép kiểm tra phương tiện tại bãi giữ xe của các trường để xử lý vi phạm đối với học sinh chưa tuổi điều khiển xe máy?
Công an cấp nào được phép kiểm tra phương tiện tại bãi giữ xe của các trường để xử lý vi phạm đối với học sinh chưa tuổi điều khiển xe máy?
Căn cứ Mục 3 Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2023 về các yêu cầu đối với Bộ Công an trong việc thực hiện các giải pháp căn cơ để ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh, xây dựng văn hoá tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong lứa tuổi học sinh. Cụ thể:
- Chỉ đạo Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với các trường trung học phổ thông; Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với các trường trung học cơ sở, tiểu học trên địa bàn kiểm tra việc sử dụng phương tiện tham gia giao thông của học sinh, nhất là tại các bãi để xe trong trường, khu vực cổng trường;
- Phối hợp nhà trường làm việc với phụ huynh và học sinh vi phạm để nhắc nhở, yêu cầu tăng cường quản lý, giáo dục không để học sinh vi phạm và tái phạm;
- Rà soát các trường hợp thanh, thiếu niên, học sinh có biểu hiện đua xe, tụ tập gây rối trật tự công cộng đưa vào diện quản lý, giáo dục tại địa bàn cơ sở.
Như vậy, công an các cấp được phép kiểm tra phương tiện tại bãi giữ xe của các trường để xử lý vi phạm đối với học sinh chưa tuổi điều khiển xe máy đến trường:
- Công an cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra phương tiện đối với trường trung học phổ thông trên địa bàn;
- Công an cấp xã sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra phương tiện đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học trên địa bàn.
Công an cấp nào được phép kiểm tra phương tiện tại bãi giữ xe của các trường để xử lý vi phạm đối với học sinh chưa tuổi điều khiển xe máy? (Hình từ Internet).
Học sinh lớp mấy được phép điều khiển xe máy đi học?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:
Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
...
Theo đó, học sinh cấp 3 (cấp trung học phổ thông) nếu đủ 16 tuổi trở lên thì sẽ được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 để đi học.
Còn đối với các cấp học khác gồm trung học cơ sở và tiểu học là những học sinh từ dưới 16 tuổi sẽ không được phép điều khiển xe máy đi học.
Ngoài ra, học sinh điều khiển xe máy đi học cũng cần phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe theo quy định pháp luật.
Kiểm tra phương tiện phát hiện học sinh cấp 3 điều khiển xe máy trên 50 cm3 đi học bị phạt bao nhiêu?
Học sinh cấp 3 (cấp trung học phổ thông) điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên đi học thì sẽ vi phạm quy định an toàn giao thông về độ tuổi của người điều khiển xe.
Và theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
...
Như vậy, học sinh cấp 3 là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe máy có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Ngoài ra, cảnh sát giao thông xử lý vi phạm còn được phép tạm giữ phương tiện của học sinh vi phạm. (Theo điểm h khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Bên cạnh đó, việc xử phạt đối với việc kiểm tra phương tiện và phát hiện xe máy của học sinh để trong bãi xe của các trường cần phải có chứng cứ về hành vi vi phạm.
Và theo Mục 2 Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2023 có chỉ đạo đối với các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại địa phương đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu vực gần cổng trường học để ghi nhận các hình ảnh vi phạm giao thông của học sinh làm căn cứ xử lý và bình xét thi đua đối với từng lớp học, giáo viên và học sinh.
Đây là một trong những căn cứ để cảnh sát giao thông có thể xử phạt vi phạm đối với học sinh điều khiển xe máy tham gia giao thông (đi học).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?