Con riêng của vợ có được hưởng thừa kế thế vị khi cha dượng chết không? Nếu được hưởng thì mức hưởng là bao nhiêu?
Con riêng của vợ có được hưởng thừa kế thế vị khi cha dượng chết hay không?
Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế được quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
Theo quy định này, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu như có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật Dân sự hiện hành.
Dẫn chiếu đến Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:
Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, con riêng của vợ và bố dượng nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được hưởng thừa kế thế vị.
Tuy nhiên cần lưu ý, thời điểm phát sinh quyền thừa kế thế vị chỉ phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế theo Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015.
Con riêng của vợ có được hưởng thừa kế thế vị khi cha dượng chết không? Nếu được hưởng thì mức hưởng là bao nhiêu? (hình từ internet)
Trường hợp con riêng của vợ hưởng thừa kế thế vị khi cha dượng chết thì phần di sản được hưởng quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cách thức chia phần di sản trong trường hợp con riêng của vợ được hưởng thừa kế thế vị khi cha dượng chết như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quy định này có nêu những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Do đó, trường hợp con riêng của vợ hưởng thừa kế thế vị khi cha dượng chết thì phần di sản được hưởng sẽ tương đương với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Quyền, nghĩa vụ của cha dượng và con riêng của vợ được quy định ra sao?
Quyền, nghĩa vụ của cha dượng và con riêng của vợ được quy định tại Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.
Như vậy, cha dượng và con riêng của vợ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Cha dượng có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?