Con rể đi nghĩa vụ quân sự thì cha mẹ vợ có được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế hay không?
- Con rể đi nghĩa vụ quân sự, cha mẹ vợ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không?
- Thân nhân người đi nghĩa vụ quân sự đồng thời thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do NLĐ và người SDLĐ đóng, vừa thuộc nhóm ngân sách nhà nước đóng thì phải đóng theo nhóm đối tượng nào?
- Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?
Con rể đi nghĩa vụ quân sự, cha mẹ vợ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không?
Theo Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhóm do người sử dụng lao động đóng
1. Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
2. Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
3. Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì cha mẹ đẻ của vợ của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ thuộc đối tượng tham gian bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
Do đó, trong trường hợp con rể đi nghĩa vụ quân sự thì cha mẹ đẻ của vợ được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
Con rể đi nghĩa vụ quân sự thì cha mẹ vợ có được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế hay không? (Hình từ Internet)
Thân nhân người đi nghĩa vụ quân sự đồng thời thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do NLĐ và người SDLĐ đóng, vừa thuộc nhóm ngân sách nhà nước đóng thì phải đóng theo nhóm đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.
...
Và theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định:
Mức hưởng bảo hiểm y tế
...
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
...
Như vậy, trường hợp thân nhân người đi nghĩa vụ quân sự đồng thời vừa thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do NLĐ và người SDLĐ đóng, vừa thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm được ngân sách nhà nước đóng thì đóng BHYT theo nhóm do NLĐ và người SDLĐ đóng.
Lưu ý: Trong trường hợp này, thân nhân người đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 người tham gia bảo hiểm y tế có phạm vi hưởng bảo hiểm y tế cụ thể như sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?