Điều kiện để con nuôi được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi là gì? Con nuôi có được hưởng toàn bộ di sản thừa kế khi cha mẹ nuôi mất để lại không?
Điều kiện để con nuôi được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi
Theo khoản 2 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Bên cạnh đó khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Căn cứ theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi như sau:
“1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”
Tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.”
Để được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi để lại thì người con nuôi phải được công nhận là con nuôi hợp pháp của người để lại di sản thừa kế. Việc nhận con nuôi phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi không?
Con nuôi có được hưởng thừa kế như con đẻ không?
Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi như sau:
“1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
3. Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Căn cứ vào quy định trên thì con nuôi cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ nuôi, khi cha mẹ nuôi chết thì con nuôi với vai trò là một thành viên trong gia đình cũng sẽ được hưởng di sản thừa kế như con đẻ.
Các trường hợp con nuôi được hưởng toàn bộ di sản thừa kế
Theo quy định định được nêu trên, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau nên con nuôi, con đẻ sẽ được hưởng di sản thừa kế như nhau. Trường hợp hàng thừa kế thứ nhất chỉ có mình người con nuôi và cha mẹ nuôi không để lại di chúc cho người nào khác thì con nuôi sẽ được nhận toàn bộ di sản thừa kế mà cha mẹ nuôi để lại.
Ngoài ra, nếu cha mẹ nuôi lập di chúc để lại toàn bộ di sản của mình cho con nuôi thì người này cũng có quyền được hưởng toàn bộ di sản thừa kế. Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có các quyền sau:
“1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?