Con dưới 12 tháng tuổi sau khi ly hôn có thể do người chồng nuôi dưỡng hay không? Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền yêu cầu giải quyết ly được quy định như sau:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp con của bạn chỉ mới được 10 tháng tuổi thì bạn sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn. Theo đó, khi con bạn đủ 12 tháng tuổi thì bạn mới có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, trong thời gian này pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn đối với người chồng chứ không hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Do đó, nếu vợ bạn yêu giải quyết ly hôn thì vẫn có thể được tòa án xem xét chấp nhận.
Quyền nuôi con khi ly hôn
Con dưới 12 tháng tuổi sau khi ly hôn có thể do người chồng nuôi dưỡng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định trên, đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, nếu được tòa án giải quyết ly hôn thì sau khi ly hôn con của bạn vẫn có thể do bạn nuôi dưỡng nếu vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc giữa bạn và vợ có thỏa thuận để người trực tiếp nuôi con là bạn (Lưu ý: thỏa thuận này phải phù hợp với lợi ích của con).
Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó"
Như vậy, theo quy định nêu trên, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Lưu ý: nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?