Con đủ 18 tuổi còn phải cấp dưỡng nữa không? Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ được pháp luật quy định như thế nào?
- Con đủ 18 tuổi còn phải cấp dưỡng nữa không?
- Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ được pháp luật quy định như thế nào?
- Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con theo quy định pháp luật
- Nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật quy định như thế nào?
- Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định pháp luật
- Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là ai?
Con đủ 18 tuổi còn phải cấp dưỡng nữa không?
Theo quy định hiện hành, việc cấp dưỡng có thể xảy ra với những người có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng khi chung sống cùng nhau. Tuy thế, trong 06 trường hợp nêu tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có thể chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
"Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật."
Do đó, trừ trường hợp con đã đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, còn các trường hợp khác, khi người được cấp dưỡng đã đủ 18 tuổi thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt.
Bởi người đủ 18 tuổi là người thành niên, đã có năng lực trách nhiệm dân sự đầy đủ, có thể tự mình tham gia xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm về hành vi do mình thực hiện.
Như vậy, những người này hoàn toàn có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân mà không cần đến tiền cấp dưỡng từ người khác.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ như sau:
Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cụ thể:
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng:
- Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
- Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định pháp luật
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng căn cứ tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
(2) Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là ai?
Tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?