Con của liệt sĩ có được hưởng chế độ ưu đãi miễn giảm thuế sử dụng đất không? Liệt sĩ có được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng hay không?
Con của liệt sĩ có được hưởng chế độ ưu đãi miễn giảm thuế sử dụng đất không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 như sau:
Miễn thuế
1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.
2. Đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
3. Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội.
4. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.
6. Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ.
7. Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.
8. Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử - văn hóa.
9. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
Giảm thuế
Giảm 50% số thuế phải nộp cho các trường hợp sau đây:
1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh;
2. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
3. Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sĩ không được hưởng trợ cấp hàng tháng;
4. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
Nguyên tắc miễn thuế, giảm thuế
1. Người nộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; người nộp thuế thuộc hai trường hợp được giảm thuế trở lên quy định tại Điều 10 của Luật này thì được miễn thuế.
2. Người nộp thuế đất ở chỉ được miễn thuế hoặc giảm thuế tại một nơi do người nộp thuế lựa chọn, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 9 và khoản 4 Điều 10 của Luật này.
3. Người nộp thuế có nhiều dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế thì thực hiện miễn, giảm theo từng dự án đầu tư.
4. Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế phải nộp theo quy định của Luật này.
Theo đó, có thể thấy rằng các quy định trên không có điều nào quy định chỉ có 1 người trong các con của liệt sĩ được miễn, giảm tiền thuế.
Vì vậy, nếu là con của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng thì được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Nếu là con của liệt sĩ không hưởng trợ cấp hàng tháng thì được giảm 50% tiền thuế đối với đất ở trong hạn mức căn cứ các quy định trên.
Chế độ ưu đãi (Hình từ Internet)
Liệt sĩ có được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau:
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Theo đó, theo quy định trên có thể thấy rằng liệt sĩ là một trong các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cạch mạng.
Thân nhân của liệt sĩ là người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì có được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
...
5. Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
a) Thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
b) Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tuất hằng tháng của một người có công với cách mạng;
c) Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
d) Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một đối tượng;
đ) Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
6. Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
Như vậy, có thể thấy rằng người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?