Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra là hành vi vi phạm pháp luật? Hành vi này có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra là hành vi vi phạm pháp luật?
- Hành vi cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra là bao lâu?
Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra là hành vi vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Phòng chống thiên tai 2013 về các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.
2. Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.
3. Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.
4. Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
5. Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
6. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
7. Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.
8. Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.
9. Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.
10. Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm việc cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thế nên, tổ chức, cá nhân nào có hành vi cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra thì sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra là hành vi vi phạm pháp luật? (Hình từ internet)
Hành vi cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 03/2022/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý kê khai, báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiếp tục thực hiện hoạt động cứu trợ do thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Và căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, hành vi cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?