Có tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước đối với người nhận làm gián điệp nhưng chưa thực hiện hay không?

Cho tôi hỏi công dân nhận làm gián điệp nhưng chưa thực hiện hành vi nhiệm vụ được giao nào và đã ra tự thú thì có bị tước quyền quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước hay không? Câu hỏi của anh Cảnh từ TP.HCM

Công dân có quyền tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước hay không?

Theo Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định việc ứng cử của công dân như sau:

Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Bên cạnh đó, tại Điều 28 Hiến pháp 2013 quy định về việc quản lý nhà nước như sau:

Điều 28.
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Theo quy đinh thì công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

Công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Như vậy, công dân sẽ có quyền tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.

Có tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước đối với người nhận làm gián điệp nhưng chưa thực hiện hay không?

Có tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước đối với người nhận làm gián điệp nhưng chưa thực hiện hay không? (Hình từ Internet)

Công dân bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc tước quyền công dân như sau:

Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Tại Điều 126 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy quy định như sau:

Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước
Trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.

Từ các quy định trên, nếu công dân bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật Hình sự hiện hành quy đinh thì sẽ bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước.

Trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.

Thời hạn bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Có tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước đối với người nhận làm gián điệp nhưng chưa thực hiện hay không?

Căn cứ Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gián điệp như sau:

Tội gián điệp
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.

Từ quy định trên thì công dân có những hành vi sau đây thì bị xem là phạm tội gián điệp:

(1) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

(2) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

(3) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nếu công dân nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.

Như vậy, người nhận làm gián điệp nhưng chưa thực hiện và đã ra tự thú chỉ được miễn trách nhiệm hình sự nên sẽ không bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước (quyền công dân).

Tước một số quyền công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân nào? Thời gian quản chế là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là gì? Hồ sơ thi hành án phạt tước một số quyền công dân có những tài liệu nào?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc của người chấp hành án trong một số trường hợp đặc biệt như thế nào?
Pháp luật
Có tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước đối với người nhận làm gián điệp nhưng chưa thực hiện hay không?
Pháp luật
Án phạt tước một số quyền công dân là tước các quyền nào? Khi nào người chấp hành án được xác nhận là chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân?
Pháp luật
Tước một số quyền công dân là gì? Tước một số quyền công dân là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung trong luật hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tước một số quyền công dân
996 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tước một số quyền công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tước một số quyền công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào