Có thể trở thành giáo viên trung học cơ sở hạng I khi có bằng đại học chuyên ngành sư phạm hay không?
Giáo viên trung học cơ sở hạng I cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng I như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên;
b) Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp huyện trở lên hoặc tham gia dạy học trực tuyến;
c) Chủ trì triển khai, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai các chủ trương, nội dung đổi mới của ngành;
d) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp huyện trở lên; tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp huyện trở lên;
đ) Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp huyện trở lên (nếu có).
Theo đó, để trở thành giáo viên trung học cơ sở hạng I theo quy định của pháp luật hiện hành, giáo viên cần đảm bảo đáp ứng, thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ nói trên.
Có thể trở thành giáo viên trung học cơ sở hạng I khi có bằng đại học chuyên ngành sư phạm hay không?
Có thể trở thành giáo viên trung học cơ sở hạng I khi có bằng đại học chuyên ngành sư phạm hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I Mã số V.07.04.30 cụ thể như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (hết hiệu lực từ ngày 20/3/2021) có quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.10 như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.10
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Có thể thấy, theo quy định trước đây tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở đã có thể xét trở thành giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, tiêu chuẩn về trình độ đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I là phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
Do đó, với bằng tốt nghiệp đại học, bạn không đủ điều kiện để xét chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Giáo viên trung học cơ sở hạng I cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về đạo đức nghề nghiệp?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp cần đáp ứng đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I được quy định cụ thể như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
...
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bằng cấp cũng như các nhiệm vụ cụ thể đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức cần bám sát thực hiện theo pháp luật hiện hành khi đã có sự thay đổi so với những quy định trước kia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?