Có thể sử dụng tiếng anh trong hợp đồng xây dựng là hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình không?
Hợp đồng xây dựng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, hợp đồng xây dựng được hiểu đơn giản như sau:
"1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng."
Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình có phải là một loại hợp đồng xây dựng không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP quy định về các loại hợp đồng xây dựng như sau:
- Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:
+ Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng;
+ Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
+ Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị là hợp đồng thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu mua sắm vật tư, thiết bị là hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP)
+ Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
+ Hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (tiếng Anh là Engineering - Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị là hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP)
+ Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình là hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP)
+ Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
+ Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
+ Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng;
+ Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ là hợp đồng xây dựng để thực hiện các gói thầu và có giá trị không vượt quá hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đồng thời nội dung công việc thuộc phạm vi của hợp đồng có tính chất kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện.
+ Các loại hợp đồng xây dựng khác.
- Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e, điểm g khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP)
+ Hợp đồng trọn gói;
+ Hợp đồng theo đơn giá cố định;
+ Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
+ Hợp đồng theo thời gian;
+ Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này.
+ Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
+ Hợp đồng xây dựng khác.
- Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
+ Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
+ Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
+ Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
+ Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.
Theo đó, hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình được xem là một loại hợp đồng xây dựng.
Tải về mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình có được sử dụng tiếng Anh hay không?
Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình có được sử dụng tiếng Anh hay không?
Hợp đồng này tuân thủ theo các quy định của hợp đồng xây dựng, theo đó ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.
Ngoài ra, Điều 3 Phần 3 Mẫu hợp đồng EPC Phụ lục IV công bố kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD (Có hiệu lực từ 20/4/2023) như sau:
Các quy định chung
3.1. Luật và ngôn ngữ áp dụng cho hợp đồng
a) Hợp đồng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
b) Ngôn ngữ áp dụng và giao dịch hợp đồng là tiếng Việt (đối với các hợp đồng có sự tham gia của phía nước ngoài thì ngôn ngữ giao dịch là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận. Trường hợp xảy ra tranh chấp thì bản tiếng Việt được coi là bản gốc, việc xử lý tranh chấp phải căn cứ vào bản tiếng Việt).
Như vậy, trường hợp có sự tham gia của phía nước ngoài thì các bên có thể thỏa thuận sử dụng tiếng Anh cho hợp đồng của mình.
Trước đây, theo Điều 3 Mẫu hợp đồng EPC (thiết kế - cung cấp thiết bị và thi công xây dựng) Phụ lục Công bố kèm theo Thông tư 30/2016/TT-BXD (Hết hiệu lực từ 20/4/2023) quy định:
3.1. Luật và ngôn ngữ áp dụng cho hợp đồng
3.1.1. Hợp đồng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
3.1.2. Ngôn ngữ áp dụng và giao dịch hợp đồng là tiếng Việt (đối với các hợp đồng có sự tham gia của phía nước ngoài thì ngôn ngữ giao dịch là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận. Trường hợp xảy ra tranh chấp thì bản tiếng Việt được coi là bản gốc, việc xử lý tranh chấp phải căn cứ vào bản tiếng Việt).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?