Có thể sử dụng những phương pháp thử cảm quan nào để xác nhận và xác định thời hạn sử dụng của thực phẩm?
- Thời hạn sử dụng của thực phẩm có gì khác so với thời hạn sử dụng tốt nhất?
- Có thể sử dụng những phương pháp thử cảm quan nào để xác nhận và xác định thời hạn sử dụng của thực phẩm?
- Thời hạn sử dụng cuối cùng của thực phẩm được xác định dựa trên căn cứ nào?
- Trường hợp kinh doanh thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng thì bị xử phạt như thế nào?
Thời hạn sử dụng của thực phẩm có gì khác so với thời hạn sử dụng tốt nhất?
Căn cứ tiểu mục 3.1 và tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12391:2018 (ISO 16779:2015) về Phân tích cảm quan - Đánh giá (xác định và xác nhận) thời hạn sử dụng thực phẩm (gọi tắt là TCVN 12391:2018 (ISO 16779:2015)) có quy định như sau:
"3.1
Hạn sử dụng tốt nhất (best before date)
Ngày kết thúc giai đoạn trong điều kiện bảo quản khuyến cáo, sản phẩm vẫn bán được và vẫn duy trì được chất lượng đặc thù như đã công bố.
CHÚ THÍCH 1: Ngày trước đó của sản phẩm có thể vẫn hoàn toàn thích hợp.
3.2
Hạn sử dụng (use by date)
Ngày kết thúc của khoảng thời gian ước tính ở bất kỳ điều kiện bảo quản nào đã được công bố, sau ngày đó sản phẩm có thể sẽ không có các thuộc tính chất lượng bình thường mà người tiêu dùng mong đợi.
CHÚ THÍCH 1: Sau ngày này, thực phẩm không được phép lưu thông."
Xác định thời hạn sử dụng của thực phẩm
Có thể sử dụng những phương pháp thử cảm quan nào để xác nhận và xác định thời hạn sử dụng của thực phẩm?
Theo quy định tại Mục 5 TCVN 12391:2018 (ISO 16779:2015), phương pháp thử cảm quan được áp dụng để xác nhận và xác định thời hạn sử dụng của thực phẩm được nêu cụ thể như sau:
"5 Phương pháp thử
5.1 Yêu cầu chung
Các phương pháp thử phải được lựa chọn trên cơ sở các tiêu chí quy định hoặc tiêu chí đã được thỏa thuận. Các phép phân tích hoặc phép thử thị hiếu là các phương pháp thử cảm quan thích hợp.
5.2 Phép thử phân biệt
Cần áp dụng các phép thử phân biệt để xác định thời điểm có sự khác biệt về mặt thống kê giữa mẫu thử và mẫu chuẩn.
Ví dụ về các phép thử phân biệt như sau:
- Phép thử tam giác [xem TCVN 11184 (ISO 4120)]:
- Phép thử so sánh cặp đôi [xem TCVN 4831 (ISO 5495)];
- Phép thử hai-ba [(xem TCVN 11185 (ISO 10399)].
Các phép thử phân biệt không thích hợp đối với các sản phẩm không có sự đồng nhất rõ ràng.
5.3 Phép thử mô tả
Phải áp dụng các phép thử mô tả khi việc thay đổi một hoặc nhiều thuộc tính đặc trưng của sản phẩm xác định mốc kết thúc thời hạn sử dụng và/hoặc các sản phẩm được đánh giá không có sự đồng nhất (xem ISO 13299).
Không được sử dụng ý nghĩa thống kê của chính phép thử để xác định mốc kết thúc của thời hạn sử dụng. Thay vào đó cần sử dụng sự thay đổi có ý nghĩa của các chỉ tiêu cảm quan (được xác nhận bằng ý nghĩa thống kê, nếu có).
5.4 Phép thử thị hiếu
Các phép thử thị hiếu đòi hỏi phải có các cuộc điều tra đối với một nhóm khách hàng đủ lớn (xem ISO 11136).
Các phép thử thị hiếu phải được tiếp tục ít nhất cho đến khi đạt đến mức chấp nhận.
5.5 Sự kết hợp giữa các phương pháp thử
Sự kết hợp của các phương pháp thử có thể hữu ích, ví dụ: nếu các phép thử phân biệt dẫn đến sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mẫu thử và các mẫu chuẩn thì ảnh hưởng của sự khác biệt đến chỉ tiêu cảm quan có thể được xác định bằng các phép thử mô tả và sự chấp nhận của người tiêu dùng được xác định bằng các phép thử thị hiếu."
Thời hạn sử dụng cuối cùng của thực phẩm được xác định dựa trên căn cứ nào?
Tại Mục 6 TCVN 12391:2018 (ISO 16779:2015), việc đánh giá kết quả sau khi thực hiện các phương pháp thử để xác định thời hạn sử dụng thực phẩm được quy định như sau:
"6 Đánh giá kết quả
Cần tiến hành phân tích dữ liệu sao cho thích hợp với cả việc thiết lập phép thử và phương pháp thử đã chọn.
Độ chệch của kết quả đánh giá phải bao gồm thời gian biểu cũng như sự khác biệt giữa các sản phẩm trong một khoảng thời gian.
Các yếu tố xác định, ví dụ đẩy nhanh điều kiện bảo quản, cần được tính đến trong quá trình đánh giá.
Việc quy định thời hạn sử dụng cuối cùng phải dựa trên sự so sánh giữa kết quả cảm quan và kết quả của phương pháp đo vi sinh và hóa học."
Có thể thấy, thời hạn sử dụng cuối cùng của thực phẩm được quy định dựa trên sự so sánh giữa kết quả cảm quan và kết quả của phương pháp đo vi sinh và hóa học. Theo đó, báo cáo thử nghiệm kết quả thử nghiệm theo quy định tại Mục 7 TCVN 12391:2018 (ISO 16779:2015) gồm các thông tin sau:
"7 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) các phương pháp/tiêu chuẩn làm căn cứ;
c) mục đích thử;
d) dạng mẫu thử;
đ) số lượng và lượng mẫu thử;
e) dạng mẫu chuẩn;
f) số lượng và lượng mẫu chuẩn;
g) yêu cầu đối với thời điểm bắt đầu, chu kỳ thử, khoảng cách giữa các lần thử và thời điểm kết thúc thử dự kiến;
h) các điều kiện bảo quản;
i) các phương pháp thử đã sử dụng;
j) các kết quả thử;
k) số người đánh giá và trình độ của họ;
l) độ chệch so với phương án thử, nếu có liên quan;
m) tên của người tiến hành thử;
n) ngày thử;
o) chữ ký."
Trường hợp kinh doanh thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định về hành vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa như sau:
"Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
..."'
Như vậy, trường hợp knh doanh hàng hóa là thực phẩm quá hạn sử dụng có giá trị dưới 1 triệu đồng thì sẽ bị phạt ít nhất là 300 ngàn đồng và nhiều nhất là 500 ngàn đồng. Đồng thời điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân, tức là từ 600 ngàn đến 1 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?