Có thể làm trợ giúp viên pháp lý chỉ với bằng cử nhân luật hay không? Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 3 là gì?
- Có thể làm trợ giúp viên pháp lý chỉ với bằng cử nhân luật hay không?
- Đối với chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 3 thì viên chức cần đáp ứng các tiêu chuẩn chuyển môn nghiệp vụ gì để được bổ nhiệm?
- Khi được bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 3 thì viên chức có được kết hợp nâng bậc lương không?
Có thể làm trợ giúp viên pháp lý chỉ với bằng cử nhân luật hay không?
Căn cứ Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tiêu chuẩn đối với trợ giúp viên pháp lý như sau:
Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Theo quy định trên thì chỉ với bằng cử nhân luật thì chưa đủ điều kiện để trở thành trợ giúp viên pháp lý.
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân còn cần phải thông qua khóa đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra, còn cần đáp ứng được một số tiêu chuẩn như có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ cử nhân luật trở lên; có sức khỏe tốt và không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Có thể làm trợ giúp viên pháp lý chỉ với bằng cử nhân luật hay không? Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với chức anh trợ giúp viên pháp ký hạng 3 là gì? (Hình từ Internet)
Đối với chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 3 thì viên chức cần đáp ứng các tiêu chuẩn chuyển môn nghiệp vụ gì để được bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định về trợ giúp viên pháp lý hạng 3:
Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
b) Thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
c) Đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công;
d) Tham gia nghiên cứu, xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý ở địa phương; tham gia biên tập hoặc biên soạn chương trình, tài liệu hoặc tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo phân công;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
b) Có kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực pháp luật trợ giúp pháp lý được phân công;
c) Có năng lực hướng dẫn áp dụng pháp luật trợ giúp pháp lý cho luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Từ quy định trên thì để được bổ nhiệm chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 3 thì viên chức cần đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ sau:
(1) Có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
(2) Có kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực pháp luật trợ giúp pháp lý được phân công;
(3) Có năng lực hướng dẫn áp dụng pháp luật trợ giúp pháp lý cho luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
(4) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Khi được bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 3 thì viên chức có được kết hợp nâng bậc lương không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định về nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý phải bảo đảm đáp ứng đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Như vậy, khi được bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng 3 thì không được kết hợp nâng bậc lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?