Có thể kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không?
- Có thể kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không?
- Có thể kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại không?
- Sản phẩm chế biến từ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục phải được quản lý truy xuất nguồn gốc như thế nào?
Có thể kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không?
Phụ lục CITES được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
...
4. Phụ lục CITES bao gồm:
a) Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
b) Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
c) Phụ lục III là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
...
Việc kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1. Điều kiện chế biến, kinh doanh:
a) Cơ sở chế biến, kinh doanh và hoạt động chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, thú y, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định hiện hành của nhà nước;
b) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định này;
c) Có sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; chịu sự kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật có thể kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES.
Điều kiện chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES bao gồm:
- Cơ sở chế biến, kinh doanh và hoạt động chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, thú y, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định hiện hành của nhà nước;
- Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định này;
- Có sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP; chịu sự kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Có thể kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không? (Hình từ Internet)
Có thể kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại không?
Chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
...
2. Được chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày vì mục đích thương mại:
a) Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES khai thác hợp pháp từ tự nhiên;
b) Mẫu vật các loài động vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F2 trở về sau; các loài động vật thuộc Phụ lục II CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F1 trở về sau; mẫu vật các loài thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo theo quy định của Nghị định này;
c) Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES sau xử lý tịch thu.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật có thể kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp vì mục đích thương mại thuộc Phụ lục CITES.
Bên cạnh đó, những mẫu vật được kinh doanh vì mục đích thương mại bao gồm:
- Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES khai thác hợp pháp từ tự nhiên;
- Mẫu vật các loài động vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F2 trở về sau;
+ Các loài động vật thuộc Phụ lục II CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F1 trở về sau;
+ Mẫu vật các loài thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo theo quy định của Nghị định này;
- Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES sau xử lý tịch thu.
Sản phẩm chế biến từ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục phải được quản lý truy xuất nguồn gốc như thế nào?
Việc quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm chế biến từ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục được quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức, cá nhân chế biến động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải mở sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP, gồm theo dõi nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của quá trình chế biến phù hợp với loại mẫu vật chế biến;
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra nguồn gốc, hoạt động chế biến sản phẩm các loài thủy sản hoang dã nguy cấp trên cơ sở sổ theo dõi hoạt động;
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra nguồn gốc; hoạt động chế biến sản phẩm động vật, thực vật hoang dã thuộc các Phụ lục CITES không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP trên cơ sở sổ theo dõi hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?