Có thể đồng thời là thành viên bù trừ vừa là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không?
- Có thể đồng thời là thành viên bù trừ vừa là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không?
- Hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cần những loại giấy tờ nào?
- Giấy chứng nhận thành viên bù trừ được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp theo trình tự thủ tục như thế nào?
Có thể đồng thời là thành viên bù trừ vừa là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không?
Căn cứ khoản 1 Điều 159 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đối để trở thành thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký trở thành thành viên bù trừ
1. Điều kiện trở thành thành viên bù trừ
a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
b) Là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, công ty chứng khoán có thể đồng thời là thành viên bù trừ vừa là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Để trở thành thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thì ngoài điều kiện phải là thành viên lưu ký thì còn phải đáp ứng một số điều kiện như:
- Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
- Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Đồng thời là thành viên bù trừ vừa là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cần những loại giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 159 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về các giấy tờ đối với hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký trở thành thành viên bù trừ
...
2. Hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ
a) Giấy đăng ký thành viên bù trừ theo Mẫu số 48 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
c) Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, nhân sự, quy trình nghiệp vụ.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải đảm bảo đẩy đủ những loại giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký thành viên bù trừ theo Mẫu số 48 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
- Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, nhân sự, quy trình nghiệp vụ.
Giấy chứng nhận thành viên bù trừ được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp theo trình tự thủ tục như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 159 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký trở thành thành viên bù trừ
...
3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi văn bản thông báo về việc ký kết hợp đồng và các nghĩa vụ đóng góp của thành viên bù trừ, kết nối vào hệ thống bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm báo cáo Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc hoàn thành các công việc theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định tại điểm a khoản này, đồng thời gửi kèm Giấy đăng ký tài khoản nhận tiền rút ký quỹ, thanh toán theo Mẫu số 49 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu quy định tại điểm b khoản này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ cho công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, thành viên lưu ký cần nộp hồ sơ theo quy định cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi văn bản thông báo về việc ký kết hợp đồng và các nghĩa vụ đóng góp của thành viên bù trừ, kết nối vào hệ thống bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
Trường hợp Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam từ chối, thì sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho thành viên lưu ký biết.
Thành viên lưu ký có trách nhiệm báo cáo Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc hoàn thành các công việc theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định, đồng thời gửi kèm Giấy đăng ký tài khoản nhận tiền rút ký quỹ, thanh toán theo Mẫu số 49 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu quy định tại điểm b khoản này, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ cho thành viên lưu ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là bao nhiêu? Đối tượng được hỗ trợ?
- Nguyên tắc đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ? Trách nhiệm xây dựng quy trình thực hiện giao dịch thu tiền sử dụng đường bộ?
- Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
- Khái niệm phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng? Thời lượng môn học Mác Lênin?
- Câu chủ đề là gì? Ví dụ câu chủ đề? Cách xác định câu chủ đề theo chương trình Ngữ văn hiện nay?