Có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại phường đối với người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi gây rối trật tự công cộng nhiều lần hay không?

Cho tôi hỏi đối tượng từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi gây rối trật tự công cộng nhiều lần thì có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại phường hay không? Đối tượng này không cư trú tại địa bàn có hành vi vi phạm thì xử lý ra sao? Địa phương nơi cư trú của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường cần xử lý hồ sơ đề nghị như thế nào khi nhận được hồ sơ từ địa phương khác chuyển tới? Câu hỏi của anh Trí từ TP.HCM

Có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại phường đối với người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi gây rối trật tự công cộng nhiều lần hay không?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại phường đối với người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi gây rối trật tự công cộng nhiều lần như sau:

Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Đối tượng và thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
d) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
đ) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm này;
e) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này.
...

Trường hợp đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên thì có thể áp dụng biệp pháp giáo dục tại phường nếu đối tượng đã có 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại phường đối với người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi gây rối trật tự công cộng nhiều lần hay không?

Có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại phường đối với người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi gây rối trật tự công cộng nhiều lần hay không? (Hình từ Internet)

Đối tượng vi phạm phải áp dụng biện pháp giáo dục tại phường nhưng không cư trú tại địa bàn thì giải quyết thế nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về việc xác minh nơi cứ trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:

Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ khi thụ lý hồ sơ, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm xác minh nơi cư trú của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Đối với các địa bàn là vùng miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn thì thời hạn xác minh nơi cư trú có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 10 ngày, kể từ khi thụ lý hồ sơ.
...
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị phải chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...

Từ quy định trên nếu đối tượng gây rối trật tự công cộng phải áp dụng biện pháp giáo dục tại phường nhưng không cư trú tại địa bàn mà đối tượng thực hiện hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh nơi cư trú của đối tượng trong 03 ngày làm việc kể từ khi thụ lý hồ sơ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị phải chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Địa phương nơi cư trú của người vi phạm bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường cần xử lý hồ sơ đề nghị như thế nào khi nhận được hồ sơ từ địa phương khác chuyển tới?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến như sau:

Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 17 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao hồ sơ cho Trưởng Công an cùng cấp kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Thời hạn kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Dẫn chiếu Điều 15 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:

Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
b) Tài liệu về việc xác định độ tuổi;
c) Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;
d) Tài liệu về kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
đ) Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
...

Theo đó, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao hồ sơ cho Trưởng Công an cùng cấp kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu trong thời hạn 03 ngày làm việc:

Các tài liệu cần được kiểm tra và bổ sung bao gồm:

- Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;

- Tài liệu về việc xác định độ tuổi;

- Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;

- Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Biện pháp giáo dục tại địa phương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn xin phép vắng mặt tại nơi cư trú mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn tại đâu? Việc xin phép vắng mặt tại nơi cư trú được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đang chấp hành biện pháp giáo dục mà đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã có phải khai báo tạm vắng không? Mẫu phiếu khai báo tạm vắng?
Pháp luật
Có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại phường đối với người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi gây rối trật tự công cộng nhiều lần hay không?
Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương gồm những tình tiết nào? Điều kiện để được chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là gì?
Pháp luật
Trường hợp nào người đang áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được thay đổi nơi cư trú?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương? Được hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương khi nào?
Pháp luật
Có được áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương đối với người nước ngoài không? Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương là bao lâu?
Pháp luật
Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương thuộc về ai? Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương gồm có những gì?
Pháp luật
Công chức tư pháp có phải kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không?
Pháp luật
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng cho các đối tượng thuộc độ tuổi bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp giáo dục tại địa phương
2,471 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp giáo dục tại địa phương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào