Có thành tích tham gia giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến có thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
- Có thành tích tham gia giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến có thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
- Thời điểm hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng?
- Để hưởng chế độ ưu đãi thì cần phải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục giải quyết như thế nào?
Có thành tích tham gia giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến có thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Căn cứ quy định Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 bao gồm các đối tượng sau:
"Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ."
Đồng thời tại Điều 38 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 điều kiện, tiêu chuẩn người có công giúp đỡ cách mạng như sau
Điều 38. Điều kiện, tiêu chuẩn người có công giúp đỡ cách mạng
Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;
3. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến.
Theo quy định trên thì người được tặng Huân chương kháng chiến, có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm được xác định là người có công giúp đỡ cách mạng.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn: Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bạn có thành tích tham gia giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến. Do đó, bạn thuộc đối tượng người có công giúp đỡ cách mạng và được hưởng chế độ ưu đãi như sau:
- Được hưởng trợ cấp hàng tháng;
- Được Nhà nước mua bảo hiểm y tế;
- Khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí.
Người có công với cách mạng
Thời điểm hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 70. Thời điểm hưởng
1. Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Pháp lệnh được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
2. Người có công quy định tại khoản 3 Điều 38 Pháp lệnh được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
3. Người có công giúp đỡ cách mạng đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.”
Như vậy, theo quy định trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đối với người được tặng thưởng huân chương kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp ưu đãi.
Để hưởng chế độ ưu đãi thì cần phải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:
như sau:
"Điều 69. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ
1. Cá nhân lập bản khai theo Mẫu số 11 Phụ lục I Nghị định này kèm một trong các giấy tờ quy định tại Điều 68 Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
Trường hợp chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì kèm theo giấy báo tử hoặc trích lục khai tử.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai, lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 67 Phụ lục I Nghị định này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?