Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không? Phải thông báo với ai khi phát hiện hành vi vi phạm?
- Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không?
- Khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì người giám sát phải thông báo với ai?
- Người bị cấm tiếp xúc được gặp người bị bạo lực gia đình trong thời gian cấm tiếp xúc trong trường hợp nào?
Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quyết định cấm tiếp xúc
1. Người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 18 Nghị định này được xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn;
b) Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
2. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người để ngăn chặn bạo lực gia đình.
Theo đó, người có hành vi bạo lực gia đình không thuộc trường hợp tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc được xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
- Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn;
- Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không? (hình từ internet)
Khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì người giám sát phải thông báo với ai?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về việc giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc như sau:
Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này, Công an xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở để giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
2. Người được phân công giám sát có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc, người được phân công giám sát có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp tiếp tục vi phạm thì báo cho Trưởng Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình quy định tại khoản 7 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của Luật này thì thành viên khác của gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc, người được phân công giám sát có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp tiếp tục vi phạm thì báo cho Trưởng Công an xã xử lý.
Người bị cấm tiếp xúc được gặp người bị bạo lực gia đình trong thời gian cấm tiếp xúc trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về việc tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc như sau:
Tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
a) Gia đình có việc cưới, việc tang;
b) Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
c) Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
2. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi có nhu cầu tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình. Thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
3. Người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc phải báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ban hành quyết định cấm tiếp xúc để có biện pháp bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
Như vậy, người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
- Gia đình có việc cưới, việc tang;
- Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
- Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Lưu ý: Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong thời gian tiếp xúc thì phải thông báo bằng văn bản cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Theo đó, thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan mới nhất là mẫu nào? Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan?
- Lễ hội bia Hà Nội 2024 ngày nào? Lễ hội bia Hà Nội 2024 tổ chức ở đâu? Nguyên tắc tổ chức lễ hội hiện nay thế nào?
- Bài phát biểu của lãnh đạo địa phương nhân ngày 20 11 kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ra sao?
- Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu? Tải Mẫu HQ/2015/NK Tờ khai hàng hóa nhập khẩu?
- Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm? Khi có dấu hiệu vi phạm của đảng viên là khi nào?