Cơ sở vắt sữa, thu gom sữa tươi phải đảm bảo yêu cầu nào về làm sạch, khử trùng? Đối với việc xây dựng bồn và bảo quản thực hiện thế nào?
- Cơ sở vắt sữa, thu gom sữa tươi phải đảm bảo yêu cầu nào về làm sạch, khử trùng?
- Cơ sở vắt sữa, thu gom sữa phải xây dựng bồn chứa và bảo quản sữa thế nào?
- Yêu cầu về bố trí cơ sở vật chất đối với cơ sở vắt và thu gom sữa tươi như thế nào?
- Người vắt sữa trong cơ sở vắt, thu gom sữa tươi phải đáp ứng yêu cầu gì?
Cơ sở vắt sữa, thu gom sữa tươi phải đảm bảo yêu cầu nào về làm sạch, khử trùng?
Căn cứ tiểu mục 2.7 Mục 2 QCVN 151:2017/BNNPTNT kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định yêu cầu về làm sạch, khử trùng đối với cơ sở vắt sữa, thu gom sữa tươi như sau:
- Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải có quy trình làm sạch và khử trùng đối với nhà xưởng, thiết bị, máy móc, dụng cụ.
- Nội dung quy trình làm sạch và khử trùng phải bao gồm các bước tiến hành, tần suất, thời điểm thực hiện, loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng.
- Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi chỉ được sử dụng các hóa chất tẩy rửa, khử trùng theo quy định của Bộ Y tế; nồng độ thuốc sát trùng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Cơ sở vắt sữa, cơ sở thu gom sữa tươi phải có sổ nhật ký theo dõi hoạt động làm sạch và khử trùng đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ vắt sữa và thu gom, chứa đựng, bảo quản sữa tươi.
- Việc vắt sữa hoặc thu gom chỉ được thực hiện khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu vệ sinh.
Chị có thể tham khảo chi tiết thiết kế tại văn bản căn cứ này để đảm bảo thực hiện đúng quy định.
Cơ sở vắt sữa, thu gom sữa tươi phải đảm bảo yêu cầu nào về làm sạch, khử trùng? (Hình từ internet)
Cơ sở vắt sữa, thu gom sữa phải xây dựng bồn chứa và bảo quản sữa thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2.7 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 151:2017/BNNPTNT kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định về bồn chứa và bảo quản sữa tươi như sau:
- Bồn chứa sữa phải có trang thiết bị làm lạnh để duy trì nhiệt độ đúng theo quy định từ 2oC đến 6oC và có gắn nhiệt kế kiểm soát nhiệt độ.
- Bồn chứa sữa và tec đựng sữa của xe chuyên dụng được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm và dễ làm sạch.
- Lượng sữa chứa trong bồn chứa và tec phải phù hợp với công suất thiết kế.
- Nhiệt độ của bồn chứa sữa, tec đựng sữa của xe chuyên dụng phải được theo dõi trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và được ghi vào hồ sơ.
Yêu cầu về bố trí cơ sở vật chất đối với cơ sở vắt và thu gom sữa tươi như thế nào?
Nội dung này được quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 151:2017/BNNPTNT kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
- Địa điểm cơ sở vắt, thu gom sữa tươi phải tách biệt với những nơi có nguy cơ gây ô nhiễm như: khu chăn nuôi, khu vệ sinh; cách xa khu tập kết rác thải tối thiểu 100 m.
- Tại cổng ra vào phải có hố sát trùng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Nơi thu gom sữa phải có mái che và tường bao quanh tới mái, chiều cao tối thiểu từ sàn tới mái là 03 m, tường nhà được ốp gạch men trắng cao từ 02 m trở lên;
- Vật liệu làm mái, ốp tường nơi thu gom sữa phải chắc chắn, bền, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ làm sạch và khử trùng; tại vị trí tiếp giáp giữa mặt sàn, tường và các góc cột phải xây nghiêng hoặc lòng máng;
- Vật liệu làm sàn phải bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng; sàn phải phẳng, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;
- Nơi thu gom sữa phải đảm bảo thông thoáng, kiểm soát được các loại động vật gây hại;
- Nơi thu gom sữa không được bố trí khu vệ sinh; phải có bồn rửa tay, máy sấy khô tay hoặc khăn lau sử dụng một lần, thùng chứa chất thải phải có nắp đậy kín;
- Hệ thống bồn chứa phải được bố trí tách biệt với khu vực vắt sữa và các khu có nguy cơ ô nhiễm như chuồng nuôi nhốt động vật, khu vệ sinh;
- Bồn chứa đựng sữa được phân loại và bố trí theo khu vực bảo quản và khu vực thu gom; bố trí từ bồn trung gian sang bồn bảo quản phải theo nguyên tắc một chiều.
Người vắt sữa trong cơ sở vắt, thu gom sữa tươi phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 151:2017/BNNPTNT kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định các yêu cầu đối với người vắt sữa tươi như sau:
- Phải được tập huấn và được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành.
- Phải được khám sức khỏe, không mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề, được định kỳ khám lại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
- Phải mang đầy đủ bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, mũ chụp tóc, khẩu trang, ủng trong khi làm việc; phải rửa tay, sát trùng tay trước và sau khi tiếp xúc trực tiếp với núm vú.
- Phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân: thường xuyên giữ móng tay ngắn, sạch sẽ; không đeo đồ trang sức như nhẫn, đồng hồ trong quá trình làm việc; không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực vắt sữa, thu gom sữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?