Cơ sở trợ giúp xã hội ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Cơ sở trợ giúp xã hội ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt cơ sở trợ giúp xã hội ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con không?
- Quyền hạn của cơ sở trợ giúp xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Cơ sở trợ giúp xã hội ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (gọi tắt là cơ sở).
- Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
- Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân".
Như vậy, cơ sở trợ giúp xã hội có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: Trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Cơ sở trợ giúp xã hội ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt cơ sở trợ giúp xã hội ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con không?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình là cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt là 60.000.000 đồng.
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt cơ sở trợ giúp xã hội có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con.
Quyền hạn của cơ sở trợ giúp xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về quyền hạn của cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
- Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định.
- Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
- Lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật,
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?