Cơ sở trợ giúp xã hội cần chuẩn bị những tài liệu gì cho hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập?
- Cơ sở trợ giúp xã hội thay đổi vốn điều lệ thì có phải đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận thành lập hay không?
- Cơ sở trợ giúp xã hội cần chuẩn bị những tài liệu gì cho hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập?
- Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập hoạt động dựa trên những nguồn kinh phí nào?
- Cơ sở trợ giúp xã hội có những quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Cơ sở trợ giúp xã hội thay đổi vốn điều lệ thì có phải đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận thành lập hay không?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về giấy chứng nhận đăng ký thành lập như sau:
Điều kiện, nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập
1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập
a) Tên của cơ sở được đặt theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở có nội dung chính theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
b) Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
c) Loại hình cơ sở;
d) Các nhiệm vụ của cơ sở (Ghi cụ thể một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định này);
đ) Vốn điều lệ; vốn của doanh nghiệp thành lập (Vốn đầu tư);
e) Thông tin đăng ký thuế.
Theo quy định thì thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội sẽ gồm các thông tin như tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax; loại hình cơ sở; vốn điều lệ;....và một số thông tin khác.
Do vậy, trong trường hợp cơ sở trợ giúp xã hội thay đổi vốn điều lệ thì phải đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận thành lập.
Cơ sở trợ giúp xã hội cần chuẩn bị những tài liệu gì cho hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập? (Hình từ Internet)
Cơ sở trợ giúp xã hội cần chuẩn bị những tài liệu gì cho hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 103/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 16 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định về đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập như sau:
Hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập
1. Văn bản đề nghị về việc đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở.
2. Bản photocopy đăng ký thành lập cơ sở đã được cấp.
Như vậy, khi thay đổi vốn điều lệ thì cơ sở trợ giúp xã hội cần chuẩn bị những tài liệu sau để đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập:
(1) Văn bản đề nghị về việc đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở.
(2) Bản photocopy đăng ký thành lập cơ sở đã được cấp.
Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập hoạt động dựa trên những nguồn kinh phí nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
1. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập, bao gồm:
a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp;
b) Nguồn thu phí dịch vụ từ các đối tượng tự nguyện;
c) Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
đ) Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, bao gồm:
a) Nguồn tự có của chủ cơ sở trợ giúp xã hội;
b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn thu phí dịch vụ từ đối tượng tự nguyện;
d) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
đ) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội.
Theo đó, đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thì việc hoạt động của cơ sở dựa trên những nguồn kinh phí sau:
(1) Nguồn tự có của chủ cơ sở trợ giúp xã hội;
(2) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
(3) Nguồn thu phí dịch vụ từ đối tượng tự nguyện;
(4) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
(5) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội.
Cơ sở trợ giúp xã hội có những quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về quyền hạn của cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Quyền hạn của cơ sở trợ giúp xã hội
1. Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định.
2. Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
3. Lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật,
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ sở trợ giúp xã hội sẽ có một số quyền hạn như tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định; từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp;...và một số quyền hạn khác theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?