Cơ sở trợ giúp xã hội bắt các đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại có bị đình chỉ hoạt động không?
- Cơ sở trợ giúp xã hội bắt các đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Cơ sở trợ giúp xã hội bắt các đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại có bị đình chỉ hoạt động không?
- Cục trưởng Cục An ninh kinh tế có quyền đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở trợ giúp xã hội không?
Cơ sở trợ giúp xã hội bắt các đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi
b) Bắt buộc đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, cơ sở trợ giúp xã hội bắt đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại (Hình từ Internet)
Cơ sở trợ giúp xã hội bắt các đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại có bị đình chỉ hoạt động không?
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1, điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a, b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên thì cơ sở trợ giúp xã hội bắt các đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Ngoài ra, cơ sở trợ giúp xã hội buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe.
Cục trưởng Cục An ninh kinh tế có quyền đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở trợ giúp xã hội không?
Theo khoản 11 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Đồng thời tại khoản 6 Điều 41 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục An ninh kinh tế như sau:
Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, p, q, r và s khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Như vậy, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế có quyền đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở trợ giúp xã hội bắt các đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?