Cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng thì bị xử phạt thế nào?
- Cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng là bao lâu?
Cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng;
b) Không tư vấn cho người được tiêm chủng, cha, mẹ hoặc gia đình, người giám hộ của trẻ được tiêm chủng trước khi tiêm chủng; không tư vấn về lợi ích và rủi ro có thể gặp khi tiêm chủng;
c) Không hướng dẫn người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng;
d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về hoạt động tiêm chủng theo quy định của pháp luật.
...
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng thì bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt cơ sở tiêm chủng này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tiêm chủng không hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?