Cơ sở sản xuất xe ô tô không thực hiện kiểm tra xuất xưởng theo quy định thì có bị tạm dừng việc xuất xưởng hay không?
Việc kiểm tra xuất xưởng cho từng sản phẩm của cơ sở sản xuất nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về việc kiểm tra xuất xưởng như sau:
Quy định trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt
1. Cơ sở sản xuất phải kiểm tra chất lượng xuất xưởng cho từng sản phẩm sản xuất hàng loạt (gọi tắt là kiểm tra xuất xưởng), đảm bảo các sản phẩm này đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận và mẫu điển hình sau khi kiểu loại sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận.
2. Cơ sở sản xuất phải đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm xuất xưởng và thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Các xe chỉ được xuất xưởng khi Giấy chứng nhận của các linh kiện thuộc đối tượng phải kiểm tra thử nghiệm và chứng nhận theo định quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này còn hiệu lực.
3. Cơ sở sản xuất không được sử dụng khung hoặc động cơ có số đóng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại để lắp ráp ô tô. Trường hợp ô tô có số khung (số VIN) hoặc số động cơ đóng trong nước bị sai, không đọc được hoặc mất nét chữ (đóng lỗi) thì cơ sở sản xuất tiến hành đóng lại số VIN hoặc số động cơ và có văn bản gửi Cơ quan QLCL báo cáo về nguyên nhân, biện pháp khắc phục trong đó thể hiện các nội dung: số khung hoặc số động cơ xe đóng lại; vị trí đóng lại so với số đã đóng lỗi; ảnh chụp thể hiện được số bị đóng lỗi, số bị đóng lỗi đã được đóng hủy bằng dấu ”X”, số sau khi đóng lại; ảnh chụp thể hiện vị trí tương quan của số trước và sau khi đóng lại.
...
Theo đó, việc cơ sở sản xuất xe ô tô cần phải tiến hành kiểm tra xuất xưởng đối với các sản phẩm của cơ sở nhằm đảm bảo các sản phẩm này đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận và mẫu điển hình sau khi kiểu loại sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận.
Cơ sở sản xuất xe ô tô không thực hiện kiểm tra xuất xưởng theo quy định thì có bị tạm dừng việc xuất xưởng hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất xe ô tô không thực hiện kiểm tra xuất xưởng theo quy định thì có bị tạm dừng việc xuất xưởng hay không?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về trường hợp tạm dừng việc xuất xưởng như sau:
Tạm dừng việc xuất xưởng của kiểu loại sản phẩm và thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho kiểu loại sản phẩm
1. Tạm dừng việc xuất xưởng của kiểu loại sản phẩm
Cơ quan QLCL yêu cầu cơ sở sản xuất tạm dừng xuất xưởng của kiểu loại sản phẩm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở sản xuất vi phạm một trong các lỗi sau: không duy trì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định; không thực hiện kiểm tra xuất xưởng theo quy định; sản phẩm xuất xưởng không phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận và mẫu điển hình của kiểu loại đã được chứng nhận; cấp Phiếu xuất xưởng không đúng quy định;
b) Không thực hiện việc triệu hồi sản phẩm bị khuyết tật theo quy định tại Chương III của Thông tư này;
c) Cơ sở sản xuất tự ý tẩy xóa, đục sửa số khung, số động cơ mà không báo cáo Cơ quan QLCL;
2. Tạm dừng việc xuất xưởng của tất cả kiểu loại sản phẩm
Cơ quan QLCL yêu cầu cơ sở sản xuất tạm dừng xuất xưởng tất cả kiểu loại sản phẩm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở sản xuất vi phạm lỗi đã nêu tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này với nhiều kiểu loại sản phẩm.
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô của cơ sở sản xuất bị tạm dừng hiệu lực hoặc bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp cơ sở sản xuất xe ô tô không thực hiện kiểm tra xuất xưởng theo quy định thì
+ Tạm dừng việc xuất xưởng của kiểu loại sản phẩm khi không kiểm tra
+ Tạm dừng việc xuất xưởng của tất cả kiểu loại sản phẩm nếu không thực hiện kiểm tra với nhiều kiểu loại sản phẩm.
Cơ sở sản xuất có thời hạn bao lâu để khắc phục lỗi dẫn đến việc tạm dừng việc xuất xưởng?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về thời hạn khắc phục như sau:
Tạm dừng việc xuất xưởng của kiểu loại sản phẩm và thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho kiểu loại sản phẩm
...
4. Thu hồi Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đăng ký chứng nhận;
c) Quá thời gian 06 tháng kể từ ngày bị tạm đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cơ sở sản xuất không thực hiện khắc phục lỗi vi phạm.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu kiểu loại sản phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận thì phải thực hiện thẩm định lại thiết kế và chứng nhận lại như đối với sản phẩm mới.
Theo đó, cơ sở sản xuất cần tiến hành kiểm tra lại các sản phẩm đã cung cấp ra ngoài thị trường theo hình thức triệu hồi lại các sản phẩm đó từ các đại lý.
Thời gian thu hồi sản phẩm và tiến hành kiểm tra lại các sản phẩm phải được hoàn thành trong thời gian 06 tháng. Trường hợp quá 06 tháng mà không thể khắc phục được thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?