Cơ sở sản xuất xe ô tô có thể tự thử nghiệm mẫu điển hình không hay cần phải thông qua cơ sở kiểm định không?
Mẫu điển hình là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT định nghĩa về mẫu điển hình như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổng thành là động cơ, khung, buồng lái, thân xe hoặc thùng chở hàng hay thiết bị chuyên dùng lắp trên ô tô;
2. Hệ thống là hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu;
3. Linh kiện là các tổng thành, hệ thống và các chi tiết của ô tô;
4. Sản phẩm là linh kiện hoặc ô tô;
5. Ô tô cùng kiểu loại là các ô tô có cùng đặc điểm được xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
6. Chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
7. Mẫu điển hình là sản phẩm do cơ sở sản xuất hoặc do cơ quan quản lý chất lượng lựa chọn theo quy định để thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm;
8. Cơ sở sản xuất là cơ sở sản xuất linh kiện có đủ điều kiện theo các quy định hiện hành hoặc là cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô có đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp theo quy định tại Nghị định 116;
...
Theo quy định trên thì mẫu điển hình sản phẩm do cơ sở sản xuất hoặc do cơ quan quản lý chất lượng lựa chọn theo quy định để thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm.
Việc thử nghiệm mẫu điển hình là việc đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm chứng nhận chất lượng mẫu điển hình.
Cơ sở sản xuất xe ô tô có thể tự thử nghiệm mẫu điển hình không hay cần phải thông qua cơ sở kiểm định? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất xe ô tô có thể tự thử nghiệm mẫu điển hình không hay cần phải thông qua cơ sở kiểm định?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về việc thử nghiệm mẫu điển hình như sau:
Thử nghiệm mẫu điển hình
1. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu điển hình tới cơ sở thử nghiệm. Các hạng mục và đối tượng phải kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở thử nghiệm căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để hướng dẫn cơ sở sản xuất, nhập khẩu cung cấp các tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, thử nghiệm.
3. Cơ sở thử nghiệm tiến hành thử nghiệm mẫu điển hình theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; lập báo cáo kết quả thử nghiệm. Báo cáo thử nghiệm có giá trị sử dụng trong 36 tháng kể từ ngày ký để đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm.
Theo đó, cơ sở sản xuất xe ô tô không được phép thử nghiệm mẫu điển hình mà cần phải chuyển mẫu điển hình tới cơ sở thử nghiệm để tiến hành công tác thử nghiệm.
Sau đó cơ sở thử nghiệm sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để hướng dẫn cơ sở sản xuất, nhập khẩu cung cấp các tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, thử nghiệm.
Trường hợp nào không cần tiến hành thử nghiệm đối với các mẫu điển hình nào của xe ô tô theo quy định hiện nay?
Theo Phục lục IV ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT thì các mẫu điển hình của xe ô tô không cần tiến hành thử nghiệm gồm:
(1) Không áp dụng đối với linh kiện đã được lắp trên ô tô ô tô sát xi không buồng lái nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước đã được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận (xe cơ sở) khi thực hiện kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận các loại ô tô sản xuất, lắp ráp từ các xe cơ sở này.
(2) Kiểm tra, thử nghiệm về khí thải:
Không bắt buộc áp dụng kiểm tra, thử nghiệm về khí thải đối với xe ô tô sát xi không buồng lái thiết kế có khối lượng toàn bộ không quá 3,5 tấn; việc kiểm tra, thử nghiệm khí thải được áp dụng thực hiện đối với kiểu loại xe được lắp thành xe hoàn chỉnh từ loại ô tô sát xi này.
- Đối với ô tô sản xuất, lắp ráp từ ô tô sát xi không buồng lái: không áp dụng thử nghiệm lại về khí thải đối với trường hợp xe ô tô sản xuất, lắp ráp từ ô tô cơ sở có động cơ và các linh kiện có liên quan đã được thử nghiệm hoặc chứng nhận về khí thải theo quy định; mức khí thải của xe sản xuất, lắp ráp được áp dụng theo mức khí thải của động cơ sử dụng để lắp ráp xe cơ sở đã được thử nghiệm hoặc chứng nhận.
(3) Kiểm tra kết cấu an toàn chống cháy:
Đối với sản xuất, lắp ráp ô tô sát xi không buồng lái: không áp dụng kiểm tra lắp đặt thùng nhiên liệu lên xe. Việc kiểm tra, thử nghiệm lắp đặt thùng nhiên liệu lỏng trên xe theo yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng kiểm tra đối với kiểu loại xe sau khi lắp ráp hoàn chỉnh từ loại xe này.
*Tải Phục lục IV tại đây: TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?