Cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn có được được tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất hay không?

Cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn có được được tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất hay không? Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được hỗ trợ như thế nào? Hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương được quy định như thế nào?

Cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn có được được tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất hay không?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định về mặt bằng sản xuất như sau:

Mặt bằng sản xuất
1. Các cơ sở ngành nghề nông thôn đề xuất dự án đầu tư có hiệu quả được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung.
3. Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí để di dời các cơ sở ngành nghề nông thôn ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch, mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Như vậy, các cơ sở ngành nghề nông thôn đề xuất dự án đầu tư có hiệu quả sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung.

Ngoài ra, kinh phí để di dời các cơ sở ngành nghề nông thôn ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch sẽ được ngân sách địa phương hỗ trợ. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn có được được tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất không?

Cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn có được được tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất không? (Hình từ internet)

Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được hỗ trợ như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định về xúc tiến thương mại như sau:

Xúc tiến thương mại
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
2. Nhà nước tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại liên quan hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn:
a) Xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu;
b) Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam.
3. Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại khoản 2 Điều này được ngân sách nhà nước hỗ trợ:
a) Chi hỗ trợ thuê tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở ngành nghề nông thôn các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.
b) Chi 100% chi phí: Thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm; tổ chức hội thi; ăn nghỉ, đi lại đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, các chương trình, kế hoạch khuyến công, khuyến nông hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Theo quy định trên, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam sẽ được ngân sách nhà nước chi 100% chi phí: Thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm; tổ chức hội thi; ăn nghỉ, đi lại.

Hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 52/2018/NĐ-CP, hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương được quy định như sau:

- Đối tượng hỗ trợ xây dựng dự án: Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại địa phương.

- Nội dung chi hỗ trợ dự án: Mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án.

- Nguyên tắc ưu tiên: Dự án chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với công nghệ tiên tiến và thiết bị đồng bộ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; dự án thuộc chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề; dự án phát triển hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu; dự án sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn;

Dự án sản xuất, chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; dự án sản xuất, chế biến muối sạch; dự án phát triển sinh vật cảnh; Dự án làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; Dự án sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phẩm nông nghiệp.

- Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

- Kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ

Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở các tỉnh, thành phố khảo sát, lập dự án gửi cơ quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan để xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm.

Căn cứ kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án phát triển ngành nghề nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện; cơ quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

Cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan ở trung ương được giao kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án phát triển ngành nghề nông thôn phê duyệt kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ Dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông, khuyến công và ngân sách của địa phương.

Ngành nghề nông thôn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn có được được tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất hay không?
Pháp luật
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có phải là ngành nghề nông thôn hay không theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất gốm sứ tham gia các hoạt động hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào?
Pháp luật
Sản xuất đồ gỗ có được xem là ngành nghề nông thôn không? Dự án phát triển sản xuất đồ gỗ được hỗ trợ từ ngân sách trung ương như thế nào?
Pháp luật
Mục tiêu, định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như thế nào?
Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ xây dựng, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn gắn với hoạt động du lịch từ tháng 06/2022?
Pháp luật
Có các hoạt động ngành nghề nông thôn nào? Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gồm có những gì?
Pháp luật
Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại được hưởng mức hỗ trợ ngân sách nhà nước như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành nghề nông thôn
231 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành nghề nông thôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành nghề nông thôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào