Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu gì khi vận chuyển thủy sản? Có được sử dụng phương tiện vận chuyển thuỷ sản để vận chuyển sản phẩm khác không?
- Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản trong khi sơ chế, chế biến thuỷ sản cần đảm bảo những yêu cầu chung nào?
- Hệ thống thông gió cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?
- Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu gì khi vận chuyển thủy sản?
Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản trong khi sơ chế, chế biến thuỷ sản cần đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Theo tiểu mục 2.1.12.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh trong sơ chế/chế biến thuỷ sản cụ thể như sau:
"2.1.12.1. Yêu cầu chung
a. Sản phẩm phải được xử lý và bảo quản trong điều kiện tránh được nhiễm bẩn, hạn chế tối đa sự suy giảm chất lượng và ngăn chặn vi sinh vật phát triển.
b. Tránh nhiễm chéo trực tiếp hoặc gián tiếp ở các công đoạn từ nguyên liệu đến khi xuất xưởng sản phẩm. Công đoạn sau phải sạch hơn công đoạn trước.
c. Điều kiện sản xuất phải đảm bảo duy trì sản phẩm ở nhiệt độ phù hợp. Thời gian sản phẩm nằm trên dây chuyền càng ngắn càng tốt.
d. Công nhân ở bộ phận xử lý sản phẩm chưa đóng gói không được cùng một lúc tiến hành các công đoạn khác nhau có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm.
đ. Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà. Khay, hộp, chậu đựng sản phẩm không được đặt trực tiếp trên sàn nhà.
e. Không để vật nuôi và động vật khác vào khu vực sản xuất.
g. Công nhân không được thực hiện các hành động có thể gây nhiễm vào sản phẩm
h. Khách vào khu vực chế biến phải mặc áo bảo hộ, đội mũ bảo hộ, đeo khẩu trang (nếu cần) và đi ủng.
i. Không được sản xuất, hoặc lưu trữ các chất gây nhiễm bẩn và làm ảnh hưởng tới mùi vị của sản phẩm như: thức ăn động vật, chất thải, phế phẩm ... cùng chỗ với sản phẩm làm thực phẩm.
k. Không được sử dụng các loại xe vận chuyển có thải khói trong khu vực chế biến.
l. Không được để lưu trong nhà xưởng những vật dụng, thiết bị không phù hợp với công việc của cơ sở hoặc không được phép sử dụng hoặc đã hết thời hạn sử dụng."
Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản
Hệ thống thông gió cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?
Tại tiểu mục 2.1.4.7 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu đối với hệ thống thông gió của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản như sau:
"2.1.4.7. Hệ thống thông gió
a. Hệ thống thông gió phải đảm bảo thải được không khí nóng, hơi nước, các khí ngưng tụ, mùi hôi, khói, bụi ra ngoài.
b. Được bố trí để lấy không khí sạch từ bên ngoài. Nơi hút khí từ ngoài vào phải có lưới lọc, hoặc phin lọc dễ tháo lắp.
c. Nơi hút khí sạch và thoát khí thải phải được che chắn cẩn thận.
d. Trong các phòng chế biến thực phẩm, phải đảm bảo cho dòng không khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn."
Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu gì khi vận chuyển thủy sản?
Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản như sau:
(1) Quy định chung về vận chuyển
- Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản phải được thao tác cẩn thận trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, tránh làm hư hại, làm bẩn bao bì và sản phẩm.
- Không được sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm thuỷ sản để vận chuyển sản phẩm khác có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm thuỷ sản. Nếu đã sử dụng để vận chuyển sản phẩm khác, phương tiện phải được vệ sinh và khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng lại để vận chuyển sản phẩm thuỷ sản.
- Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuỷ sản và các dụng cụ bên trong phương tiện vận chuyển phải nhẵn, dễ làm sạch và khử trùng. Không được vận chuyển sản phẩm thuỷ sản bằng các phương tiện không đảm bảo vệ sinh.
- Phương tiện, dụng cụ vận chuyển sản phẩm thuỷ sản phải được làm vệ sinh và khử trùng trước và sau mỗi chuyến vận chuyển.
(2) Yêu cầu về nhiệt độ trong quá trình vận chuyển
- Trong trường hợp cần thiết, phương tiện vận chuyển hoặc container được sử dụng để vận chuyển sản phẩm thực phẩm phải có khả năng bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và cho phép theo dõi được nhiệt độ này.
(3) Trách nhiệm khi vận chuyển và lưu kho
- Người vận chuyển và thủ kho có trách nhiệm đảm bảo việc vận chuyển và bảo quản sản phẩm đang được lưu trữ, phải phù hợp với những quy định trong Quy chuẩn này.
Như vậy, khi vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản thì cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu nêu trên. Theo đó, không được sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm thuỷ sản để vận chuyển sản phẩm khác có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm thuỷ sản. Nếu đã sử dụng để vận chuyển sản phẩm khác thì phương tiện phải được vệ sinh và khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng lại để vận chuyển sản phẩm thuỷ sản.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?